Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/10/2021 07:10 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Cuộc báo thù tai hại của Thái hậu và chiến dịch rung chuyển Bắc Kinh: Vết thương đau đớn nhất của TQ!


Sự kiện Nghĩa Hòa Đoàn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được biết đến là minh chứng cho thấy Trung Quốc sẽ phải trả giá trước phương Tây nếu nước này trở nên yếu ớt - theo Think China.

Tổ chức Nghĩa Hòa Đoàn bắt nguồn từ các nhóm vũ trang bản địa ở Trung Quốc vào thế kỷ 19, trong thời kỳ cai trị của các vua Hàm Phong, Đồng Trị của triều đình Thanh. Để bảo vệ gia đình và của cải, những người này tập luyện một môn võ thuật được gọi là yihequan (Nghĩa Hòa quyền) - nguồn gốc cho cái tên sau này.

Năm 1887, một tranh chấp liên quan đến những nhà truyền giáo đạo Cơ Đốc nổi lên ở tỉnh Sơn Đông kéo theo làn sóng bài ngoại, và nhiều thành viên Nghĩa Hòa Đoàn tham gia vào một tổ chức chống Cơ Đốc. Ý thức hệ của họ được vay mượn từ những tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc như Bảng Phong thần, Tây du ký, Tam Quốc diễn nghĩa,với các vị thần linh mà họ tin tưởng là những nhân vật trong tiểu thuyết siêu nhiên hoặc võ thuật.

Vào năm 1895, Trung Quốc hứng thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh trước đối thủ Nhật Bản - đất nước mà trước đó bị người Trung Quốc coi là "chiếu dưới". Sự kiện thảm bại trong hải chiến Giáp Ngọ năm 1894 gây chấn động giới trí thức Trung Quốc, họ nhận ra công cuộc hiện đại hóa đất nước không thể chỉ giới hạn ở việc xây dựng các nhà máy mới và chế tạo vũ khí. Giới tinh hoa Trung Quốc đòi hỏi cải cách căn bản về chính trị, quân sự và giáo dục.

Vì vậy, năm 1898, nhà vua trẻ tuổi Quang Tự của triều Thanh tập hợp một nhóm trí thức để điều hành chiến dịch cải cách nhà nước. Nhưng chương trình cải tổ vấp phải rào cản mạnh mẽ từ phe bảo thủ mà Thái hậu Từ Hy - người kiểm soát quyền lực thực tế trong triều đình - là người chống lưng.

Từ Hy tin vào cáo buộc rằng phe cải cách có mưu đồ lật đổ sự cai trị của triều đình, dập tắt cuộc cải tổ và giam lỏng Quang Tự. Một số thủ lĩnh cải cách bị trừng phạt, đánh dấu cái kết cho chiến dịch cải cách ngắn ngủi được biết đến với tên Bách nhật duy tân (11/6-21/9/1898).

Các nước phương Tây khi đó ủng hộ cuộc cải cách của Quang Tự và bí mật bảo vệ các nhà cải cách. Động thái này châm ngòi cho cuộc trả đũa quyết liệt của Từ Hy. Tổng đốc Sơn Đông Yu Xian (Dục Hiền) nhận ra mối lo ngại của Thái hậu về người phương Tây và bí mật kích động Nghĩa Hòa Đoàn giương khẩu hiệu "phù Thanh diệt Dương" (ủng hộ triều đình Thanh, tiêu diệt người Tây).

Cuộc báo thù tai hại của Thái hậu và chiến dịch rung chuyển Bắc Kinh: Vết thương đau đớn nhất của TQ! - Ảnh 1.

Một tranh màu trên tờ Le Petit Journal năm 1900, cho thấy các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn phá hủy nhà thờ và giết các giáo sĩ cùng người đi lễ (Ảnh: Hsu Chung-mao/ThinkChina)

01.

Sự trỗi dậy của Nghĩa Hòa Đoàn

Đại sứ nhiều nước đã gây sức ép lên triều đình Thanh về vụ việc, khiến Yu Xian bị điều động về Bắc Kinh. Người thay thế Yu ở Sơn đông là Viên Thế Khải. Viên mạnh tay trấn áp Nghĩa Hòa Đoàn, đẩy hoạt động của phong trào này về khu vực tỉnh Trực Lệ cũ (gồm khu vực xung quanh tỉnh Hà Bắc, Hà Nam và một phần Sơn Đông ngày nay của Trung Quốc) - địa phương trực thuộc quản lý trực tiếp của Bắc Kinh.

Yu Lu (Dụ Lộc), tổng đốc Trực Lệ, ban đầu cũng chống lại Nghĩa Hòa Đoàn nhưng đã thay đổi thái độ khi nhận ra sự mập mờ của Từ Hy. Nhằm phụ họa với mục đích của Thái hậu, Yu triệu kiến các thủ lĩnh Nghĩa Hòa Đoàn và đón tiếp với nghi thức trọng thể, đồng thời tiến cử lực lượng này với triều đình.

Nghĩa Hòa Đoàn sau đó bắt đầu hành động không kiểm soát ở địa bàn xung quanh Trác Châu và Bảo Định, bao gồm phá đường sắt, hủy hoại đường dây diện, giết các nhà truyền giáo và người theo đạo. Các quan chức và quân đội triều đình bất lực, và tình hình diễn biến tồi tệ hơn.

Từ Hy tin vào các nịnh thần và cho rằng Nghĩa Hòa Đoàn được trời gửi xuống để giúp Trung Quốc chống lại người phương Tây. Bà bí mật triệu Nghĩa Hòa Đoàn vào Bắc Kinh với số lượng đến 100.000 người chỉ trong 10 ngày, mang theo cờ xí với khẩu hiệu "phù Thanh diệt Dương", "Thay trời hành đạo", "Nghĩa Hòa thần quyền".

Từ Hy tiếp đón và ban thưởng cho các thủ lĩnh Nghĩa Hòa Đoàn. Nhiều nhân vật tinh hoa tiếp bước Thái hậu, các cuộc gặp gỡ Nghĩa Hòa Đoàn diễn ra ở các đền chùa lẫn các phủ đệ, trong khi lực lượng này được cho phép tự do ra vào cung điện, giết chóc một cách vô tội vạ, đẩy Bắc Kinh vào cảnh hỗn loạn.

Ngày 11/6/1900, vụ sát hại Tham tán công sứ Nhật Bản Sugiyama Akira làm leo thang căng thẳng. Từ Hy triệu tập nhiều phiên họp để thảo luận tình hình, nhưng đến ngày 20/7 thì phe chủ chiến tiếp tục giết chết Toàn quyền Đức Clemens August von Ketteler. Thái hậu không còn lựa chọn khác ngoài tuyên chiến với các cường quốc thuộc địa.

02.

Liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh

Đến thời điểm trên, quân đội nhiều nước đã giành được thắng lợi trước quân triều đình Thanh ở pháo đài Dagu và chiếm được thành phố Thiên Tân. 

Dù một số bất đồng giữa liên minh làm trì hoãn tốc độ tiến quân đến Bắc Kinh, vào ngày 14/8/1900, Liên quân 8 nước gồm Nga, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, Italy, và Áo-Hung bắt đầu tấn công thủ đô của Trung Quốc. Từ Hy cùng Quang Tự tháo chạy đến Thái Nguyên (tỉnh Sơn Tây) và cuối cùng đến Tây An (tỉnh Thiểm Tây).

Khi liên quân tiến vào Bắc Kinh, các vụ cướp bóc đã xảy ra, nhiều quan chức Thanh cùng các thủ lĩnh Nghĩa Hòa Đoàn bị bắt và hành quyết với danh nghĩa trả đũa những vụ sát hại người Tây.

Ngày 7/9/1901, Hiệp ước Tân Sửu được ký kết. Đây là một trong nhiều thỏa thuận bất bình đẳng mà nhà Thanh ký kết từ sau Chiến tranh nha phiến thứ nhất (1842) và là điều ước gây thiệt hại to lớn nhất cho Trung Quốc cả về tiền của, sức mạnh lẫn thể diện quốc gia. Bắc Kinh phải chi trả khoản bồi thường khổng lồ làm kiệt quệ đất nước, và bị buộc cho phép quân đội nước ngoài đóng quân ngay tại Bắc Kinh.

Cuộc báo thù tai hại của Thái hậu và chiến dịch rung chuyển Bắc Kinh: Vết thương đau đớn nhất của TQ! - Ảnh 4.

Tranh màu trên tờ Le Petit Journal năm 1900 cho thấy một cuộc họp của các tướng lĩnh liên quân, người cầm bản đồ là chỉ huy tối cao người Đức Alfred von Waldersee. Các nước đã chia cắt Bắc Kinh thành nhiều địa bàn sau khi liên quân tiến vào đây (Ảnh: Hsu Chung-mao/ThinkChina)

Cuộc báo thù tai hại của Thái hậu và chiến dịch rung chuyển Bắc Kinh: Vết thương đau đớn nhất của TQ! - Ảnh 5.

Các quan chức triều đình Thanh trở lại Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh năm 1901 sau sự kiện Nghĩa Hòa Đoàn. Ảnh chụp bởi Paula von Rosthorn, người đến Bắc Kinh từ 5 năm trước đó và đã tham gia bảo vệ các phái đoàn ngoại giao trước cuộc tấn công của Nghĩa Hòa Đoàn (Nguồn: SCMP)

03.

Vết thương lớn của Trung Quốc

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn có tác động sâu rộng và lâu dài đối với người Trung Quốc. Sự kiện biến Trung Quốc từ một nước lớn, tự tin trong khu vực trở thành nước yếu thế hơn và sợ hãi trước các cường quốc. Triều đình Thanh mất đi quyền lực cai trị, và làn sóng tư duy cải cách mới trỗi dậy.

Sự kiện liên quân 8 nước tiến vào Bắc Kinh làm chấn động cả Trung Quốc và thế giới, nhưng tác động với mỗi bên là khác nhau.

Theo Think China, điều mà người Trung Quốc nhìn thấy trong giai đoạn này là các nước mạnh phương Tây xâm chiếm đất đai, của cải của Trung Quốc, trong khi nhà thờ phương Tây bị cáo buộc lôi kéo người Trung Quốc từ bỏ tín ngưỡng truyền thống, dỡ bỏ chùa chiền, và lấy đất của nông dân.

Trong khi đó, phương Tây cho rằng người Trung Quốc dã man khi tấn công nhà thờ của họ một cách phi lý và giết những người theo đạo cùng các quan chức phương Tây.

Sự kiện Nghĩa Hòa Đoàn là một vết thương lớn trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời trở thành biểu tượng mang nhiều ý nghĩa khác nhau: Nỗ lực của người Trung Quốc để chống lại các nước mạnh bắt nạt, cũng như hậu quả kéo đất nước tụt hậu bởi sự thiếu hiểu biết do bài ngoại phi lý và bác bỏ khoa học.

Đến tận ngày nay, Think China bình luận, mỗi khi thế giới phương Tây gây sức ép nhằm vào Bắc Kinh, người Trung Quốc vẫn được gợi nhớ về sự phẫn nộ và đau đớn gắn liền với sự kiện Liên quân 8 nước.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024