Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/06/2010 14:06 # 1
pdvsy84
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/20 (25%)
Kĩ năng: 11/30 (37%)
Ngày gia nhập: 27/05/2010
Bài gởi: 15
Được cảm ơn: 41
NHỮNG MẪU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH NGUYỆN


Đêm vinh danh những sinh viên giàu lòng nhân ái

Ngày 12/6, tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu khu vực miền Trung đã diễn ra “Đêm giao lưu Sinh viên với phong trào hiến máu tình nguyện” do Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện phối hợp với Bệnh viện TƯ Huế tổ chức.
Với thông điệp “Dòng máu mới – Cho Bạn, cho Tôi”( New blood for the world), đêm giao lưu đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa và lợi ích nhân văn sâu sắc của việc hiến máu. Đó không chỉ là hành động đem lại cho người khác “dòng máu mới” để hồi sinh mà còn là giúp “làm trẻ lại” dòng máu của chính mình.
 
Đêm giao lưu còn là cầu nối nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa các bạn sinh viên, đồng thời cũng là lời tri ân của toàn xã hội đến những bạn trẻ đã có đóng góp cho các hoạt động từ thiện ngày một phát triển.
 
Vinh danh những sinh viên có nhiều đóng góp cho phong trào hiến máu tình nguyện.
 
Cũng tại đây, Ban chỉ đạo đã trao tặng học bổng và giấy chứng nhận cho 35 bạn trẻ là thành viên của các CLB có số lần hiến máu nhiều nhất và hoạt động năng nổ, nhiệt huyết trong công tác vận động hiến máu cứu người.
 
Được biết tại tỉnh Thừa Thiên Huế, từ 1 CLB hiến máu duy nhất (thành lập ngày 10/9/1993) của trường Trung học Y tế Huế đến nay trên địa bàn này đã có 9 CLB hiến máu tình nguyện thuộc các trường ĐH, CĐ, Trung tâm đào tạo nghề. Trong đó, CLB Sinh nhật tuổi hồng 18 của trường ĐHKH Huế là đơn vị có số lượng tình nguyện viên đông đảo (80 bạn) và nhiều đóng góp tích cực.
 
Theo thống kê, lượng máu sinh viên hiến tặng chiếm khoảng 30-35% toàn tỉnh TT-Huế, trong đó số sinh viên hiến máu nhiều lần chiếm 55%. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, Trung tâm đã thu nhận được hơn 8.000 đơn vị máu, trong đó các trường ĐH, CĐ chiếm khoảng 3.000 đơn vị.
SƯU TẦM.
CÁC BẠN HÃY NHÌN NHỮNG HÌNH ẢNH CỦA CÁC BẠN SV HUẾ- HỌ ĐÃ GÓP PHẦN NHỎ CỦA MÌNH TĂNG THÊM NHIỀU NGHỊ LỤC CHO CỘNG ĐỒNG




 
Các thành viên đã Thank pdvsy84 vì Bài viết có ích:
15/06/2010 14:06 # 2
pdvsy84
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 5/20 (25%)
Kĩ năng: 11/30 (37%)
Ngày gia nhập: 27/05/2010
Bài gởi: 15
Được cảm ơn: 41
Phản hồi: NHỮNG MẪU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ TÌNH NGUYỆN


TNV đều là những người có sức khỏe, và có khát vọng cống hiến. Tình nguyện viên làm việc nhiệt tình và chăm chỉ, tác phong giản dị. Điểm nổi bật nhất là họ tổ chức hoạt động tình nguyện rất chuyên nghiệp, sắp xếp công việc một cách khoa học: xây dựng bản mô tả công việc rất cụ thể, đầu tư tối đa công sức và trí tuệ để công việc tiến triển tốt, thường xuyên đánh giá những gì đã làm được và những gì chưa hoàn tất rồi đề ra phương án thực hiện tốt hơn. Bên cạnh đó, khi bắt tay làm việc gì đó, họ luôn đề cao tính cam kết trong công việc..

Công việc tình nguyện

nội dung của tình nguyện phải là hoạt động có chiều sâu, có chất lượng, công trình và sản phẩm cụ thể, thiết thực.
Một công việc tình nguyện đó chính là sản phẩm của TNV. Một sản phẩm tốt có nghĩa là người nhận nó phải nhận được đầy đủ lợi ích và tinh thần của công việc đó. đối tượng của TNV là trẻ với những hòan cảnh khác biệt- khiếm thị, khiếm thính, mồ côi, lang thang ,.. Do đó trẻ có những cảm nhận khác với chúng ta. Trẻ có những suy nghĩ sâu sắc hơn các trẻ khác. Ngoài ra trẻ cũng có những nhu cầu được thấy thế giớ bên ngoài nếu bị khiếm thị, được biết được mở rộng kiến thức mới mẻ hơn chứ ko phải những điều vật lộn mưu sinh- lang thang, mồ côi.

công việc tình nguyện ngoài cách tổ chức ra còn là cách cư xử với trẻ như thế nào để trẻ cảm nhận được tấm lòng chân thành của bạn dành cho trẻ. Có lẽ vì vậy, công việc trở nên vất vả rất nhiều, đòi hỏi ở bạn lòng chân thành và sự tận tụy hết mình. Bạn có đủ kiên nhẫn nhắc tới nhắc lui cả trăm lần sự giải thích, hay nói cách khác là giải thích đủ kiểu để trẻ có thể hiểu một vấn đề mà ko phải cằn nhằn bực bội nó. Chỉ cần bạn nhăn nhó trên nét mặt, trẻ dù ko thấy được nhưng vẫn cảm nhận được sự bực mình của ban. Tôi nói điều này chắc bạn thấy lạ. Ko thấy làm sao bik?? Bik chứ bạn. Tại bạn ko nhận ra nét ngập ngừng sau đó, cái sợ e dè đó chứ .

" Chị tả em nghe nha, mình đang đi qua một cái sân khấu lớn nè, có bắn pháo đó, em đừng sợ tiếng pháo bông muh, ko có gì hết, có chị nè" " đó là tiếng trống" " Nắng ko? dựa vào vai chị ngủ nhé, một chút thôi, từ từ nào"

" Chị đứng bên trái của em, chị cần mua cho em cái vòng mà em chọn nè, chị ko có đi dâu hết á. Chỉ đơn giản là chị quay sang bên trái thôi. Em cần thì em cứ nói chị nghe liền nè"

Đó là những lời tôi đã nói khi dắt một bé khiếm thị đi ngang một sân khấu lớn với tiếng pháo bông nổ và khi phải chen vào một cái nơi đông người và mua cho bé cái vòng tay mà bé thích.

" em có thể nhanh được ko em? từ từ thôi, nếu ko thì thôi vậy. Có gì hai chị em mình chậm thì chậm , chị sợ mưa ướt em mất. Thôi, hay mình ngưng ăn đi, mình dịch vô trong từ từ ăn được ko em?? Em muốn thế nào nhỉ?? "

Thế, rất kiên nhẫn, trải lòng rộng ra , rất chậm và cũng rất từ từ , rất dịu dàng và cả sự nhẹ nhàng
" Cái đó em biết rồi chị ko chỉ nữa đâu , mình học cái khác đi, cái khác đi mà , vậy hén" Dứt khoát nhưng dịu dàng và cả sự cương quyết của giọng nói"
SƯU TẦM



 
Các thành viên đã Thank pdvsy84 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024