Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/06/2010 10:06 # 1
thanhbinh9xnt
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 6/20 (30%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 23/02/2010
Bài gởi: 16
Được cảm ơn: 14
7 bước chiếm lĩnh thị trường


 

7 bước chiếm lĩnh thị trường

 

Phát triển kinh tế nói chung và phát triển thị trường nội địa nói riêng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Tại Diễn đàn “Áp lực lạm phát và chính sách tài chính - tiền tệ” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức mới đây, TS Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện phát triển DN (VCCI) đã đưa ra 7 giải pháp để phát triển và chiếm lĩnh thị trường nội địa.

VN được biết tới là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất thế giới xét về chỉ số phát triển bán lẻ
 
Thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và bình ổn nền kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu, tạo bước đệm cho các ngành hàng “non trẻ” trong bước đầu gia nhập thị trường trước khi mở rộng hoạt động tại các thị trường quốc tế.

Những phân khúc bỏ ngỏ

Với dân số 86 triệu người và đặc thù dân số trẻ, trong đó trên 50% là dưới 30 tuổi và tỷ lệ những người trong độ tuổi tạo ra thu nhập-có mức chi tiêu nhiều nhất (22-55 tuổi) chiếm 70%, VN được biết tới là một trong những quốc gia hấp dẫn nhất thế giới xét về chỉ số phát triển bán lẻ. Cũng cần phải nói rằng đây là một chỉ số tổng hợp trong đó mức độ bão hòa của thị trường được tính tới với trọng số là 30%. Các chỉ số khác là rủi ro quốc gia, độ hấp dẫn thị trường và áp lực thời gian có các trọng số tương ứng là 25%, 25% và 20%. 

Là một thị trường mới nổi có mức tăng trưởng nhanh và cơ cấu dân số thuận lợi như đã nói trên nên thị trường bán lẻ VN trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư và bán lẻ nước ngoài. Chúng ta cũng phải nhấn mạnh rằng tập quán tiêu dùng và hành vi mua sắm của người dân đã thay đổi đáng kể trong ít năm trở lại đây. Doanh số bán lẻ tăng trung bình ở mức 20%/năm trong thời gian gần đây và doanh số bán lẻ năm 2008 đạt mức 54 tỷ USD.

Về hiện trạng hệ thống phân phối trong nước thì thương mại hiện đại chiếm xấp xỉ 15% doanh số và kênh mua sắm truyền thống chiếm 85%. Một điểm có thể nhận thấy rõ là sự thiếu liên kết mang tính chiến lược giữa các nhà sản xuất – phân phối và bán lẻ. Về cơ sở hạ tầng chúng ta còn thiếu các đại siêu thị, các tổng kho, mặt bằng bán lẻ được quy hoạch hợp lý. Hiện nay các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài với các quy mô khác nhau đã có mặt ở VN: Metro Cash&Carry, Casino (Big C), Parkson... và các nhà bán lẻ khác cũng đang thể hiện sự quan tâm tới thị trường VN: Wal-mart, Carefour, Tesco, DiaryFarm,. Các nhà phân phối nước ngoài trên thực tế đang chiếm lĩnh thị trường thương mại hiện đại thông qua tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản lý. Tuy nhiên, phân khúc thị trường của những người có thu nhập thấp và vùng nông thôn, vùng xa thì vẫn còn bỏ ngỏ.

7 bước nắm bắt cơ hội

Thứ nhất là việc cải tiến mẫu mã hàng hóa. Đây là yếu tố quan trọng giúp các DN VN có thể đứng vững trên thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế. Chúng ta cũng cần nhận thấy rằng đây là quy trình có giá trị gia tăng rất cao. Hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đã cho dời các cơ sở sản xuất ra khỏi quốc gia của mình nhưng các trung tâm thiết kế mẫu mã hàng hóa thường vẫn được đặt tại chính quốc. Trong tương lai gần, VN cần có những sách lược cụ thể và cùng với công tác tuyên truyền trong dân chúng và cộng đồng DN để nâng tầm nhận thức về nội dung quan trọng này.

Thứ hai là chất lượng và tính ổn định của chất lượng hàng hóa. Một số DN hiện nay đã có chiến lược cụ thể nhắm tới các phân khúc trung và cao cấp. Tuy nhiên do quy trình sản xuất và hệ thống quản lý chưa đồng bộ nên đã để xảy ra lỗi sản phẩm với xác suất cao. Điều này ảnh hưởng rất mạnh đến uy tín của DN. Trong một số trường hợp, yếu tố này đã hướng người tiêu dùng càng trở nên “sính hàng ngoại”. Điều này cũng gợi mở cho thấy, nếu DN lựa chọn giải pháp sản xuất hàng hóa với chất lượng ở mức phù hợp nhưng có độ ổn định cao thì sẽ có chỗ đứng và đà phát triển tốt hơn nếu so sánh với giải pháp tiếp cận thị trường cao cấp khi các nền tảng của DN chưa đủ. Một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc gây dựng lòng tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế là công tác cấp giấy chứng nhận về chất lượng. Hệ thống các quy chuẩn sẽ giúp cho người tiêu dùng loại bỏ những e ngại khi sử dụng hàng VN. Hàn Quốc đã áp dụng rất tốt biện pháp này để phát triển thị trường nội địa, tạo chỗ đứng vững chắc cho hàng hóa trong nước và đã hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa và hệ thống phân phối nước ngoài.

Thứ ba là yếu tố giá. Hiện nay có thực tế là một số sản phẩm nội địa được tiêu thụ tốt đã được định giá cao trên mức người tiêu dùng có thể chấp nhận được. Chính vì lẽ đó, nên một số sản phẩm sau khi tạo được tiếng vang trong thị trường đã bị thu hẹp thị phần và chìm vào quên lãng. Bên cạnh đó là yếu tố đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Nhiều DN vẫn chưa có chiến lược phát triển sản phẩm cụ thể đối với các vùng ngoại thành, nông thôn, vùng sâu vùng xa. Một điểm cần lưu ý rằng, các tập đoàn đa quốc gia đã có những chiến lược rất mạnh mẽ để phát triển các sản phẩm phục vụ cho các đối tượng thu nhập thấp, vùng xa.

Thứ tư là việc xây dựng liên kết giữa mạng lưới phân phối bán lẻ và các nhà sản xuất hàng hóa nội địa. Giải pháp cho vấn đề này đòi hỏi phải có sự tiếp cận từ công tác tuyên truyền trong xã hội, xúc tiến phát triển liên kết – chắp mối kinh doanh. Trong nhiệm vụ này, chúng ta phải kể đến tầm quan trọng của hạ tầng phân phối - bán lẻ trong nước mà cụ thể hơn là hạ tầng về giao thông, kho bãi và hậu cần.

Thứ năm là việc hợp tác giữa các DN lớn với các DN nhỏ của nền kinh tế. Các DN nhỏ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa. Đối với hàng nông sản, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới việc gây dựng và thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức của nông dân. Sau một giai đoạn phát triển, các hình thức này có thể được chuyển thành các DN nhỏ tại nông thôn và tạo đà cho liên kết và hợp tác với các DN trong nước và quốc tế. Vấn đề quảng bá và giới thiệu sản phẩm có chất lượng tốt, mang tính điển hình và tiêu biểu của nông dân cần được đẩy mạnh. Xây dựng thương hiệu về nông sản và chỉ dẫn địa lý cần được tiến hành thường xuyên.

Thứ sáu là chiếm lĩnh và phát triển thị trường nội địa cần được xem xét trên quy mô vùng địa lý, theo mỗi ngành hàng và đối với mỗi DN. Trong tương lai, cần hướng tới khái niệm “hàng VN - chất lượng quốc tế”

Cuối cùng là việc tiếp tục nâng cao vai trò của các tổ chức hỗ trợ DN. Chúng ta cần có các chương trình dài hạn được triển khai thông qua các tổ chức nói trên nhằm giúp tăng cường hợp tác và liên kết theo ngành, theo vùng và theo lĩnh vực. Thông qua các tổ chức này, các mô hình thành công cũng sẽ được nhân rộng và hoàn thiện. Bên cạnh đó, các tổ chức hỗ trợ DN nói trên cũng tạo diễn đàn trao đổi và tìm ra các giải pháp cụ thể giữa các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất, các nhà phân phối, người tiêu dùng và các bên liên quan. Các diễn đàn này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp DN tránh khỏi các hệ lụy về pháp lý như kiện bán phá giá, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và các vấn đề pháp lý khác trong thương mại quốc tế. Liên kết giữa các nhà phân phối trong nước có thể là nhiệm vụ khó khăn trong thời gian trước mắt, song đây là vấn đề mang tính chiến lược.

@post bài nhớ ghi rõ nguồn gốc
@bqt
@tp85



NOTHING IS IMPOSSIBLE.....


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024