Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/01/2024 21:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Tiền bẩn và ngụy khoa học


Đến nay có lẽ ai cũng biết rằng thuốc lá thì có hại cho sức khỏe của người dùng, dù trực tiếp hay gián tiếp. Tuy vậy, trước khi thông điệp được khoa học chứng minh này đến được với công chúng, nó đã phải vượt qua những âm mưu hiểm ác, những chiêu trò thao túng và “tẩy trắng” khủng khiếp đến mức nào?
Thuốc lá bắt đầu có vị trí vững chắc trong văn hoá và đời sống Mỹ từ một thế kỷ trước, khi lính bộ binh tham gia Thế chiến I được phân thuốc lá miễn phí trong khẩu phần. Sau khi trở về nhà, người lính giữ thói quen hút và thậm chí còn truyền nó cho gia đình, bạn bè và hàng xóm. Ở thời điểm đó, người ta chỉ thấy người hay hút thì hay bị ho dữ dội.
Chiêu số 1 của tập đoàn công nghiệp thuốc lá để gạt phăng các mối lo ngại: thao túng truyền thông bằng định hướng sai.
Ngay từ đầu ngành công nghiệp thuốc lá đã sử dụng định hướng sai - cụ thể là thuyết phục khoa học và y học đứng về phía mình - để xoa dịu các lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng. Một quảng cáo thuốc lá thời kỳ đầu ghi “Nhiều bác sĩ hút Camels hơn các loại thuốc lá khác!”. Một quảng cáo khác lại khẳng định “không có tác động xấu đến mũi, họng và xoang của những người hút Chesterfield”. (khói thuốc lá thực tế gây kích ứng phổi).
Chiêu thức số 1 hiệu quả trong khoảng ba bốn hay năm chục năm. Và rồi các bệnh ung thư xuất hiện. Trước Thế chiến thứ Nhất, chẳng có mấy ca ung thư phổi. Khi tỷ lệ căn bệnh ác tính này tăng mạnh, các bác sĩ chỉ ra rằng ô nhiễm không khí và hút thuốc có thể là nguyên nhân và ung thư phổi lúc này trở thành đối tượng rõ ràng và cấp thiết của các nghiên cứu khoa học. 
Và đây là lúc chiêu thức số 2 xuất hiện. Sau khi có nhiều báo cáo khoa học kết luận rằng người dùng thuốc lá nặng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 50 lần so với những người không hút thuốc, và chứng minh được rằng “hắc ín” trong khói thuốc lá bôi lên lưng chuột sẽ sản sinh ra các  khối u, ngành công nghiệp thuốc lá lâm vào rắc rối. 
Ngành thuốc lá cần một thứ tốt hơn để trấn an dư luận. Họ cho đầu tư vào các báo cáo khoa học mà riêng họ tiến hành, trong đó không ngừng nhắc nhở mọi người rằng nhiều người đã mắc ung thư phổi dù không bao giờ hút thuốc, và phần lớn những người hút thuốc chưa bao giờ mắc ung thư phổi. Họ nhấn mạnh rằng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến căn bệnh ác tính này, hãy đổ lỗi cho chúng và tiếp tục hút thuốc.
Khi xuất hiện những nghiên cứu khoa học rõ ràng về tác hại của hút thuốc thụ động, chiêu thức số 3, cũng là chiêu thức hiểm ác nhất ra đời. Các tập đoàn thuốc lá lúc này đầu tư công sức và tiền bạc để tạo ra một nghiên cứu cạnh tranh và công kích các tính toán trong nghiên cứu trước đó, cáo buộc rằng báo cáo đã sai, nhằm hạ uy tín của nhà khoa học đã chứng minh được tác hại của hút thuốc thụ động trước đó. 
Khi không thể hạ bệ được các nhà khoa học chân chính, chiêu thức số 4 ra đời, cũng là chiêu thức được sử dụng phổ biến nhất đến tận thời điểm hiện tại. Các tập đoàn bỏ tiền thuê các công ty chuyên “biện hộ sản phẩm” với nhiệm vụ là liên tục tạo ra những báo cáo khoa học gây nhiễu, kéo dài thời gian xử lý của cơ quan thẩm quyền, thao túng tâm lý của công chúng, tạo ra tình trạng không rõ ràng, không kết luận trong thời gian dài. 
Khi họ không thể phản bác, họ gây nhiễu loạn, họ gây nghi ngờ và “câu giờ” nhằm kéo dài tình trạng bất định để khiến công chúng dần quên đi kết luận khoa học chân chính. 
Những âm mưu thao túng công chúng bằng nguỵ khoa học sẽ được phơi bày hết trong cuốn sách “Tiền bẩn và nguỵ khoa học”. Mời độc giả có hứng thú tìm đọc.
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024