Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/01/2024 23:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Nhà văn nói gì về “thất bại” (và “thành công”)?


Không giống với những người bình thường, nhà văn dường như là những người khá lạc quan với sự thất bại. Họ cho rằng thất bại là một điều quen thuộc trong đời sống nói chung, cũng như trong sự nghiệp viết lách nói riêng. Và sẽ chẳng có thành công nào cả, nếu chưa từng thất bại trước đó.
Một vài người trong số họ cho rằng, “thất bại” không có nghĩa là “thất bại”, mà là một bước tiến gần hơn đến “thành công”. Thất bại giống như những bậc thang tới thành công. Giống như ý tưởng của Samuel Beckett:
“Đã cố gắng. Gặp thất bại. Không sao. Hãy thử lại. Thất bại thêm lần nữa. Nhưng là thất bại theo hướng tốt lên.” 
Anthony Trollope cũng cho rằng “thất bại” là một cách để nhà văn đến gần hơn với “sự thật về bản thân mình”. Vòng lặp “nỗ lực - thất bại - nỗ lực - thất bại” sẽ là chỉ dấu cho một người biết liệu anh ta có mang những phẩm chất cần thiết cho nghiệp viết lách hay không.
“Nhưng bằng cách nào một người biết rằng bản thân anh ta có những phẩm chất cần thiết cho sự nghiệp này? Anh ta nỗ lực, rồi thất bại; lặp lại những nỗ lực, rồi thất bại lần nữa! Có quá nhiều người đạt được thành công sau một hai lần thất bại! Ai sẽ nói cho anh ta biết sự thật về bản thân? Ai có năng lực nhìn ra sự thật đó? Người cứng rắn sẽ tiễn anh ta về mà không đắn đo, người nhu nhược sẽ đảm bảo với anh ta rằng bản thảo của anh ừ thì cũng có chỗ được.” 
Anne Enright lạc quan nói rằng mình ổn với thất bại, và cũng khá vô tư khi nói về những thất bại mình đã từng trải qua:
“Tôi ổn với thất bại - chính thành công mới khiến tôi buồn. Thất bại thật dễ dàng. Tôi thất bại hằng ngày, trong nhiều năm. Số từ tôi gạch bỏ cũng nhiều như số từ tôi viết ra mỗi tháng, mỗi tuần…” 
Lionel Shriver lại thể hiện sự lạc quan ở một cấp độ khác khi đối diện với thất bại và không tiếc lời ca ngợi nó:
“Tôi bị mê hoặc bởi thất bại - chuỗi ngày khó khăn khép lại trong hân hoan, hơn là chiến thắng - vốn có xu hướng tôn vinh những điều tốt nhất, nhưng cũng lại dễ khiến ta sa đà: hào hùng, hào phóng, dễ dàng, tự tin, vui vẻ, thư giãn, sung mãn, hoan lạc và ảo vọng. Ngược lại, thất bại tự nhiên gợi ra sự cay đắng, oán giận, cáu kỉnh, ghen tị, bơ phờ, bi quan và tự ti - rặt một mớ xấu xa.
Dù chật vật, nhưng thất bại có thể là tốt - bạn phải xoay xở để vượt qua những cảm xúc tiêu cực và đấu tranh để chúng không hủy hoại được bạn. Tôi giật mình bởi số lượng khủng khiếp những con người ưu tú sẽ không trở thành đạo diễn phim, nghệ sĩ nổi tiếng hay tỉ phú mà vẫn sống vui vẻ, đàng hoàng, lịch thiệp. Thành tựu đạt được về mặt cảm xúc ấy ấn tượng hơn nhiều so với việc đứng trên đỉnh vinh quang mà cứ canh cánh lo sợ bản thân trở thành tên ngớ ngẩn.” 
Thất bại dường như trở thành một đề tài hết sức quen thuộc đối với nhiều nhà văn. Sau tất cả, hầu hết họ đều lạc quan và cho rằng thất bại là một tất yếu, trước khi chạm được tới đỉnh cao của thành công. Đúng nghĩa như câu nói kinh điển “Thất bại là mẹ thành công”.
“... Ai nói chúng ta phải thành công bằng mọi giá? Thế còn danh sách thất bại của cá nhân tôi? Nó dài dằng dặc. Bắt đầu bằng việc khâu vá. Chiếc áo khoác vạt ngắn vạt dài tôi đã may khi 12 tuổi? Nó khiến tôi trông như một đứa cù bất cù bơ, còn mẹ thì xấu hổ khủng khiếp. Hay bảng điểm tệ ngoài sức tưởng tượng? Hay câu chuyện truyền kỳ về thất bại của tôi trước màn hình cảm ứng? Nhưng cuộc đời ai mà chẳng có những thất bại kiểu ấy. Cần thứ gì đó hoành tráng hơn chăng? Một quyển tiểu thuyết thất bại. Thời gian bị phung phí, những nắm đấm bất lực và hàng đống chữ nghĩa giun dế bỏ đi, hay tóm lại, “xôi hỏng bỏng không”. Hãy trèo lên lưng con ngựa đã hất bạn xuống, như người ta vẫn nói. Người ta cũng từng nói rằng: Thất bại là mẹ thành công.” 
(Margaret Atwood)
Thành công dường như không có bí mật gì cả. Đó chỉ là vô số lần “thử và sai”. Như cách nói của Paul Beatty:
“Không có gì đặc biệt khiến tôi thành công cả. Đôi lúc, chính tôi cũng khiến bản thân bất ngờ. Giống như tung xúc xắc vậy - sẽ đến lúc bạn ngẫu nhiên có được điều mình muốn.” (Paul Beatty)
Quan điểm của những nhà văn trên liệu có khiến bạn trở nên lạc quan hơn khi nghĩ về những thất bại trên con đường viết lách của mình? Hi vọng rằng bạn sẽ tự tin, thoải mái và cởi mở hơn hơn đối diện với những thất bại. Bởi vì thất bại vốn chỉ là khởi đầu mà thôi!



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024