Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/03/2023 17:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 197/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7997
Được cảm ơn: 2114
Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại?


Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại?

Tiền bạc, chức vụ có thể không phải thước đo duy nhất cho sự thành công của một con người nhưng không thể phủ nhận thế hệ trẻ đang làm tốt hơn những gì ta nghĩ. Điều đó đồng nghĩa với việc, họ hoàn toàn có thể làm chủ và quản lý những người lớn tuổi hơn.

 

Hiện nay, nhân sự lên cấp quản lý trước năm 30 tuổi không hiếm gặp.

Theo SHRM, Millennial hay Gen Y (sinh năm 1981-1996) đang là thế hệ đông đúc nhất tại các doanh nghiệp, tiếp theo đó là Gen Z (sinh năm 1996-2010) - nhóm sẽ chiếm 27% lực lượng lao động vào năm 2025.

Khi những nhân sự cũ rời đi, hai thế hệ này chính là lực lượng bước lên vị trí quản lý, giám đốc, lãnh đạo tại nơi họ làm việc.

Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại? - Ảnh 1.

Số lượng quản lý trẻ tuổi sẽ ngày càng tăng lên

Chip Conley, cố vấn chiến lược cho các CEO Millennial của nhiều công ty khách sạn tại Mỹ, nhận định số lượng quản lý trẻ giám sát người lao động lớn tuổi hơn sẽ ngày càng tăng lên.

"Các công ty đều mong muốn thuê và phát triển những nhà quản lý am hiểu về công nghệ. Khi đó, việc cất nhắc lên các vị trí lãnh đạo không còn phụ thuộc vào tuổi tác", ông giải thích.

Cũng theo Conley: "Khi nói về lực lượng nắm quyền ở nơi làm việc hiện đại, đó là nhóm 30 tuổi chứ không phải 50 như trước đây".

Theo cuộc khảo sát năm 2020 của The Harris Poll đối với lao động ở Mỹ trong độ tuổi 18-39, phần lớn nhân sự Millennial (61%) chuyển sang vai trò quản lý nhằm kiếm được nhiều tiền hơn hoặc thăng tiến trong sự nghiệp.

Trong khi đó, các nhà quản lý Gen Z quyết định lên chức vì vị trí bị bỏ trống và không có ai khác đảm nhận (27%).

Nhìn chung, chính sự phát triển và khả năng thích ứng cao ở thế hệ trẻ khiến các nhân sự già ngày càng gặp áp lực hơn. Chưa kể, thăng quan tiến chức hay mức lương luôn là thước đo thành công trong xã hội.

Vậy, nếu bạn đang ở tuổi 30 mà vẫn chưa làm quản lý, vẫn làm dưới trướng các em sếp trẻ mới 26, 27 tuổi thì có phải là thất bại? Hãy trải nghiệm ngay ba bài học dưới đây để có thể làm chủ cuộc đời trước khi quá muộn.

Không ngừng học hỏi

Đối với dân văn phòng, việc đến lớp và học những kiến thức mới nghe có vẻ xa xỉ. Vì ngoài thời gian tại công sở, cuối tuần dành cho gia đình thì gần như không còn thời gian mà đi học. Chưa kể, trở ngại tuổi tác cũng là một phần khiến con đường học hành bị gián đoạn.

Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại? - Ảnh 2.

Hãy không ngừng học hỏi để bản thân ngày một tốt hơn

Tỷ phú Warren Buffett có câu: "Đầu tư càng nhiều vào bản thân mình càng tốt, bạn là tài sản lớn nhất của chính mình cho đến thời điểm này".

Việc đầu tư vào bản thân chưa bao giờ là hoang phí. Hãy trang bị ngay cho mình một ngôn ngữ mới, kỹ năng mới, học cách nấu ăn, chơi nhạc cụ … bất cứ thứ gì bạn muốn và cảm thấy hứng thú. Biết đâu mai sau, chính những kỹ năng này sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc.

Cụ thể, bạn chỉ cần chia nhỏ 24 giờ đó thành 24 ngày và rồi mỗi ngày chỉ dành ra một giờ đồng hồ để thực sự học một điều mới. Trong vòng một giờ đó, bạn hãy tạm gác mọi chuyện qua một bên, không điện thoại, không kiểm tra email, không lướt Facebook và chỉ tập trung học. Thế là sau 24 giờ, bạn đã biết cách chơi thêm một nhạc cụ, nói được thêm một ngoại ngữ mới, nấu thêm một món ăn mới rồi.

Dành thời gian cho các mối quan hệ

Nhiều người vẫn thường nói đùa "thành công không đi đôi với mối quan hệ". Tuy nhiên, đặt ở xã hội hiện đại thì điều này hoàn toàn sai.

Chẳng hạn ở góc cạnh mối quan hệ trong công việc, khi bạn được gặp gỡ với những người giỏi, bạn sẽ tự học thêm được rất nhiều bài học quý giá; khi bạn gặp được người có chung trí hướng, mục tiêu, bạn sẽ có thêm bạn đồng hành; khi bạn gặp được quý nhân, bạn sẽ có thêm cơ hội thành công....

Còn với gia đình, bạn bè, do hầu hết thời gian chúng ta đều dành cho công việc. Sáng cho tới tận tối, trong tuần lẫn cuối tuần. Cứ thế chúng ta vô tình đánh rơi những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời. Nhưng đừng để mất bò, chúng ta mới lo làm chuồng. Dù bạn có bận cỡ nào đi chăng nữa, một vài cú điện thoại gọi về cho gia đình, người thân, một vài dòng tin nhắn hỏi thăm bạn bè cũng đủ giúp bạn "chăm bón" cho những mối quan hệ này.

Chăm sóc bản thân

Văn phòng hiện nay giống như một cái lồng khóa chân tuổi trẻ. Ai đi làm cũng mong muốn có được mức lương cao, thăng tiến trong sự nghiệp. Nhưng suy đi tính lại, không có sức khỏe, lúc nào cũng ốm đau vì bệnh tật thì sao mà thành công nổi. Nếu có thành công thì sức khỏe đâu mà hưởng thụ thành quả lao động ấy.

Dân văn phòng hiện đại là phải biết chăm sóc bản thân. Không cần những thực đơn ăn uống vô cùng phức tạp, cũng không cần đến những chiếc thẻ phòng tập đắc tiền. Chỉ cần làm theo quy tắc này, bạn có thể giữ được sức khỏe cho chính mình.

Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại? - Ảnh 3.

Hãy dành thời gian cho các mối quan hệ và chăm sóc bản thân tốt hơn

- Chăm ăn, chăm uống: Nghe có vẻ đơn giản thế nhưng không phải ai cũng làm được. Thực tế, cơ thể chúng ta cần ít nhất 2 lít nước vào mỗi ngày. Chưa kể, dân văn phòng thường bỏ bữa sáng, bữa trưa ăn trễ và đây là một thói quen vô cùng xấu cần phải loại bỏ. Vậy nên, hãy hẹn giờ trên outlook, trello, hoặc viết ra giấy note để tự nhắc nhở mình uống nước đầy, ăn điều độ.

- Chăm tập thể dục: Dân văn phòng chúng ta thường có thói quen cứ hễ đặt “mông” xuống là ngồi dính ngay một chỗ. Thế nhưng, việc ngồi lì hàng giờ liền là nguyên nhân khiến cơ thể luôn trong tình trạng biểu tình, chống đối. Đơn giản một vài động tác tại văn phòng sẽ giúp cải thiện sức khỏe ngay. Thay vì bạn nhắn tin cho đồng nghiệp làm một việc gì đó, hãy nhấc “mông” lên và đi. Bạn cũng có thể tập một số động tác cơ bản như xoay người, đứng lên ngồi xuống, nhìn tập trung vào một vật cách xa 2m để thư giãn mắt.

- Chăm nghe nhạc: Mỗi sáng trước khi bắt đầu làm việc, hãy chọn nghe nhạc để khởi động ngày mới. Không chỉ vậy, vào những lúc đầu óc căng thẳng do áp lực công việc, nhạc cũng là liều thuốc giúp giải tỏa căng thẳng.

Ngoài những bài học kể trên, để xác định được bản thân có thực sự phù hợp với chức vụ quản lý hay không. Các chuyên gia khuyên bạn cần:

Tuổi 30 chưa làm quản lý, vẫn dưới trướng các em 25, 26 tuổi, tôi có phải kẻ thất bại thảm hại? - Ảnh 4.

Tự nhìn nhận và đánh giá năng lực của chính mình

- Tự đánh giá: Xem xét mình có những phẩm chất của người làm quản lý hay không (biết đánh giá con người, quan tâm, truyền cảm hứng, đặt lợi ích của tập thể lên trên tư lợi cá nhân, khả năng ra quyết định độc lập, sẵn sàng "đứng mũi chịu sào", đứng ra chịu trách nhiệm cho những sai lầm của nhân viên,...).

- Tham vấn từ những người thành công trong việc quản lý/chuyên gia nhân sự để nhận được tư vấn chuyên sâu và nhìn nhận lại bản thân.

- Tự tìm hướng gợi mở cho bản thân để hiểu ngành nghề/loại công việc phù hợp.

- Sẵn sàng dấn thân thử nghiệm: Ví dụ khi đang là chuyên gia, hãy mạnh dạn thử đề xuất làm quản lý nếu có dịp thích hợp để trải nghiệm và nhìn nhận chính xác về năng lực của bản thân.

- Tự trau dồi thêm kỹ năng: Ví dụ, nếu định làm quản lý, có thể đăng ký học các khóa mini MBA, MBA, Future CEO,… để xem bản thân có phù hợp với các vị trí quản lý hay không, đồng thời mở rộng mối quan hệ với những người làm quản lý để có thể học hỏi, tự phản chiếu lại bản thân.

Theo Nguyễn Phượng

Theo Thể thao văn hóa



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024