Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/03/2023 11:03 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Bạn có đang mắc chúng Tâm thần phân liệt nhưng theo một cách nhẹ nhàng hơn không


Tâm tính thất thường

Nghĩ một đằng nói một nẻo

Không biết bản thân muốn gì

Không biết bản thân đang nói cái gì

Nếu bạn thường xuyên có những biểu hiện này thì rất có thể bạn đã bị tâm thần phân liệt nhưng ở trạng thái nhẹ nhàng hơn.

Đọc câu chuyện sau để hiểu rõ hơn nhé:

Tôi có một người quen, ông ấy đã ngoài sáu mươi, tính cách vô cùng hiền hòa, lúc nào cũng tươi cười, chưa bao giờ nổi nóng. Ông ấy cũng thường xuyên giúp đỡ người khác, bất kể ai có việc gì nhờ, ông ấy đều hết sức nhiệt tình. Ông làm việc gì cũng rất tích cực và có trách nhiệm, mọi việc vào tay ông đều được xử lý chu toàn. Trước khi nghỉ hưu, công việc tương đối nhàn rỗi, cho nên ông ấy dọn dẹp một góc trong sân của cơ quan, mở một điểm sửa xe đạp miễn phí cho đồng nghiệp. Đám trẻ gần đó thích đến chỗ ấy chơi, ông vừa sửa xe vừa kể chuyện cho bọn trẻ. Khi có người đến nhờ sửa xe, ông ấy cũng thích buôn chuyện với người ta, nói năng rất triết lý. Nghe nói ông ấy từng bị bắt đi tù, không rõ vì sao. Trước giờ ông ấy không nói ra, mà người khác cũng không bận tâm, họ đều cho rằng ông ấy là người tốt.

Một dịp tình cờ, tôi nghe có người nói ông ấy là “ngụy quân tử”, ở nhà thường xuyên đánh vợ. Vợ ông ấy là người nông thôn, kém ông cả chục tuổi, không học hành, cũng không phải người biết tùy cơ ứng biến. Nghe nói ông đối với vợ vô cùng khắt khe, tiền bạc trong nhà ông nắm hết, mỗi ngày chỉ đưa chút tiền đi chợ cho vợ. Bà vợ mỗi lần tiêu một xu một đồng cũng phải về báo cáo với chồng. Đi làm về, ông ấy không động tay động chân vào bất cứ việc gì, việc nhà hoàn toàn do vợ gánh. Ông còn yêu cầu rất cao, nếu vợ làm việc chưa đúng ý, ông sẽ cằn nhằn mãi không thôi. Thậm chí, ông ấy còn lớn tiếng chửi bới, lời lẽ rất khó nghe. Mà bà vợ cũng không vừa, thường xuyên cãi tay đôi với chồng. Kết quả là không ngày nào hai vợ chồng không cãi vã, thậm chí nhiều khi còn xông vào đánh nhau. Họ có với nhau một cô con gái, nay đã mười bảy mười tám tuổi. Ông ấy cũng thường xuyên đánh đập con gái. Lúc con gái còn nhỏ, ông ấy đánh con vì con học dốt. Khi con gái lớn rồi, ông ấy đánh con vì sinh hoạt bừa bãi, kết bạn bừa bãi. Nghe nói ông đánh con gái rất dữ, vớ được đồ gì liền dùng đồ đấy để đánh.

Theo tâm lý, người đàn ông trong câu chuyện trên thuộc nhóm “người hai mặt”. Ông ta có hai mặt nạ nhân cách phân liệt: mặt nạ người tốt và mặt nạ bạo chúa. Mặt nạ người tốt được ông sử dụng ở nơi công cộng, mặt nạ bạo chúa là khi ở với gia đình.

Chúng ta ai cũng có tính hai mặt và cả hai mặt đó cần được biểu hiện ra ngoài để duy trì sự cân bằng tâm lý. Thế nhưng, với tâm lý thông thường, chúng ta luôn “tốt khoe xấu che”, cất giấu một mặt nạ ở nhà và một mặt nạ thì được trình bày trước đám đông. Điều này dẫn tới sự phân cách giữa các mặt nạ, tạo nên một con người có tính khí thất thường.

Người đàn ông trong câu chuyện chỉ sử dụng mặt nạ người tốt trong khi ém nhẹm mặt nạ bạo chúa ở nơi công cộng, điều này khiến ông ta bị ức chế và bộc lộ mặt nạ bạo chúa ở nhà một cách dữ dội để giải tỏa.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024