Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/02/2023 09:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Bạn xuất sắc thì dù ở đâu bạn cũng tạo ra giá trị riêng của bản thân.


1. Không phải ai bỏ học cũng có thể trở thành tỷ phú như Bill Gates

Những bài báo nói về việc bỏ học đại học nhưng vẫn thành công:" Tại sao Bill Gates bỏ học đại học Harvard lại trở thành tỷ phú?"

Bill Gates tên đầy đủ William Henry "Bill" Gates là chủ tịch và nhà đồng sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft. Theo thống kê của Forbes, ông luôn thuộc top danh sách những người giàu nhất thế giới.

Việc Bill Gates bỏ học là sự thật, nhưng mà đó là trường Đại học Harvard, nơi luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng thế giới. Để có thể bỏ học như Bill Gates, bạn phải đậu vào trường Harvard rồi hãy tính sang chuỵện nghỉ học. Ông từng đạt 1590/1600 điểm trong kỳ thi SAT và được nhận vào Đại học Harvard.

Những năm đầu, ông dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, ứng dụng máy tính nhiều hơn lên giảng đường học tập. Đến năm 1975, ông bỏ học Harvard và cùng người bạn Paul Allen thành lập nên Microsoft. Dù chưa bao giờ tốt nghiệp, năm 2007 ông vẫn được Đại học Harvard cấp bằng danh dự.

Phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên, Gates từng chia sẻ:

"Một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công"

Đúng vậy, đừng bỏ học vì nghĩ mình có thể trở nên giàu có như tỷ phú Bill Gates vì trước khi ông quyết định bỏ học tại Havard thì ông ấy đã trau dồi kiến thức đủ để tự tin và thành lập lên Microsoft . Bill Gates - người xuất sắc thì dù là ở đâu ông ấy cũng có thể tạo ra giá trị riêng của bản thân.

Khi bạn không có bằng cấp, tiền và quan hệ thì rất khó để thuyết phục người khác. Cả bạn và tôi đều là những con người nhỏ bé giữa tỷ người ngoài kia nên nếu bạn không cố gắng, trau dồi và học hỏi thì chính bạn mới là người bị bỏ rơi phía sau.

Dù bạn chọn con đường tiếp tục đi học đại học hay không thì mọi người đều cùng một mục tiêu là phát triển bản thân tốt hơn phiên bản ngày hôm qua. Dừng học ở trường, lớp thì không đồng nghĩa với việc bạn ngừng học mỗi ngày.

2. Tìm kiếm sự xuất sắc trong chính mình

Khám phá sự xuất sắc của chính bản thân

Hiểu rõ bản thân không những giúp bạn kiểm soát cảm xúc của bản thân mà là còn nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Thấu hiểu chính bản thân mình là cả một quá trình nổ lực liên tục chứ không hề đơn giản. Nhìn lại quá khứ, sẽ đem lại cơ hội giúp định hình bạn trong tương lai.

Đừng theo xu hướng đám đông mà đánh mất ước mơ, việc xuất sắc mà bạn có thể làm không phải ai cũng có thể làm. Bạn có thể sai khi chọn ngành nghề bạn học ở đại học trong quá khứ nhưng không vì thế mà bạn lại nói: " Tôi không hiểu và không thể làm được" thay vào đó hãy nói " Nếu đã sai và vấp ngã ở quá khứ thì hãy đứng lên và làm lại theo cách riêng của bản thân".

Dù có chọn sai - đừng ngại theo đuổi lại ước mơ của bản thân

Cô bạn học cấp 3 của tôi, cô ấy quyết định không học đại học, nhưng sau khi ra trường cô ấy lại yêu thích dạy học, cô ấy thích bọn trẻ, cô ấy thích giảng dạy cho chúng, và thế là cô ấy phải cố gắng vừa đi làm thêm ổn định thu nhập, và từ thu nhập đó cô ấy học đại học để nâng cao kiến thức, và tương lai gần có thể đứng ở bục giảng dạy học. Hãy thấu hiểu bản thân khi bạn còn nhiều thời gian, đừng để lãng phí tuổi trẻ.

3. Vậy cần làm gì để bản thân học được cách gia tăng giá trị dù ở bất kỳ môi trường nào?

Kiên trì học hỏi và nỗ lực không ngừng: Để làm được việc lớn thì trước hết bạn phải học và làm được các việc nhỏ bé, kiên trì tích lũy kiến thức và nỗ lực mỗi ngày là điều tiên quyết để bạn trở thành phiên bản tốt hơn của mình trong tương lai.

Hãy đặt mục tiêu có thể đạt được cho bản thân: Chia mục tiêu học tập của bạn thành các mục tiêu nhỏ hơn, có thể đạt được. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến trình của mình hơn và duy trì động lực.

Bức phá bản thân - phá vỡ quy tắc truyền thống:

"Người thành công luôn có lối đi riêng"

Điển hình: ông Phạm Nhật Vượng (sinh năm 1968 tại Hà Nội) là CEO nổi tiếng và là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup. Ông là người Việt đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú do tạp chí Forbes của Mỹ công bố. Ông là một trong những tấm gương sáng cho giới trẻ chúng ta hôm nay, vì ông không ngại bức phá vượt lên mọi định kiến "truyền thống" về xe máy điện, xe ô tô điện,... Đó là một cú hích lớn giúp ông thành công cho tới hiện tại.

Theo đuổi đam mê đến cùng: đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới.

Đồng đội: trên bước đi thành công của mỗi người đều không thể thiếu được sự đồng hành của bạn bè, người thân những người luôn giúp đỡ bạn và cùng bạn hướng đến mục tiêu phát triển, thành công.

Ăn mừng những chiến thắng nhỏ: Ghi nhận và ăn mừng những thành tích nhỏ của bạn trong suốt chặng đường. Điều này sẽ giúp bạn duy trì động lực và khuyến khích bạn tiếp tục.

Chấp nhận thất bại: thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học tập. Thay vì nản lòng trước những thất bại của bạn, hãy xem chúng như những cơ hội để học hỏi và phát triển.

Môi trường làm việc lý tưởng: môi trường để có thể phát triển bản thân cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Quyết định sáng suốt, chọn môi trường mà nơi đó có thể giúp bạn ngày càng tiến bộ, tự tin phản biện, bày tỏ quan điểm, ý kiến và nhận sự góp ý của mọi người xung quanh.

Tận dụng thời gian khi còn trẻ: thời gian là thứ mà không một ai trong chúng ta muốn lãng phí nó, đó là thứ không thể mua được bằng tiền hoặc nhiều tiền.

Warren Edward Buffett - một nhà đầu tư vĩ đại, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ từng chia sẻ rằng:

"Đó là thứ duy nhất tôi không thể mua được. Ý là, về cơ bản, tôi có thể mua bất cứ thứ gì tôi muốn nhưng lại không thể mua được thời gian"

Sử dụng thời gian một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như, Đầu tư thời gian đúng đắn. Bill Gates là điển hình của sự thành công khi đầu tư ít nhất 10.000 giờ làm việc trước khi có được thành công. Thiết lập thời gian bằng cách phân chia những nhiệm vụ thành những phần nhỏ, mỗi phần đều có khoảng thời gian nhất định để tập trung và hoàn thành. Đồng thời, đừng cố gắng hoàn thành tất cả trong một tháng hoặc một năm. Hãy quản lý thời gian là tư duy dài hạn và bạn cần đầu tư cho nó.

Có thể lập kế hoạch 30 phút mỗi ngày để làm tất cả các công việc liên quan ở nhà (dọn dẹp, sắp xếp,...) và tập trung một khoảng thời gian 2 giờ đồng hồ để làm việc về quản lý dự án (thuộc chuyên môn của bạn),... Và đừng quên ngủ đúng và đủ giấc - không chỉ riêng Bill Gates, những người thành công luôn ngủ đủ 6-8 giờ mỗi ngày.

Bạn chỉ có 24 giờ để theo đuổi đam mê, bởi vậy hãy loại bỏ các hoạt động mang giá trị thấp. Hãy chủ động vào việc tạo ra giá trị của bản thân, chiến thắng lớn nhất của mỗi người là chiến thắng chính bản thân mình. Làm chủ được bản thân, tránh tâm lí đám đông, có chính kiến, khẳng định được giá trị, vị thế trong xã hội và thành công hơn mỗi ngày.

Đây là nhận định của bản thân, đồng thời có tham khảo ở các trang báo uy tín: Forbes, Báo tuổi trẻ, Cafef, Báo thanh niên....

Mong nhận được sự đóng góp của mọi người để mình cải thiện hơn ở bài viết tiếp theo.

Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Thanh Thanh




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024