Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/02/2023 17:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề


U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề

Thay đổi nghề nghiệp là điều không hiếm thấy trong xã hội, thậm chí còn ở mọi lứa tuổi. Dù không phải vấn đề tiêu cực nhưng đối với rất nhiều người đây vẫn là điều đáng sợ, gây ám ảnh.

 

Mỗi chúng ta đều có một công việc riêng để theo đuổi và gắn bó. Khi có vấn đề xảy ra và phải thay đổi công việc mình đã gắn bó lâu dài, chắc chắn ai cũng đều cảm thấy hoang mang, bất an. Tuy nhiên nó chỉ biểu thị sự cân nhắc của bạn đối với công việc mà bạn đang định theo đuổi để nhìn thấy rõ mặt ưu, nhược điểm nó mang lại.

Vì vậy bạn đừng sợ hãi khi đứng trước việc đổi việc, dù ở độ tuổi nào cũng cần giữ cho mình sự bình tĩnh, chủ động để ứng phó với thời cuộc. Đừng để những nỗi lo cản bước bạn tìm được một công việc phù hợp và tốt hơn.

Chúng ta đang sống trong thời đại thế hệ trẻ không cân nhắc kỹ trước khi “nhảy việc”. Thế nhưng những người ở độ tuổi 40, 50 đổi việc, chắc chắn họ sẽ trở thành tâm điểm của lời bàn tán. Có một thực tế phũ phàng: Khi người trung niên bắt đầu chuyển hướng công việc cũng như vai trò của họ, chắc chắn cả thế giới sẽ “Ồ, họ đang trải qua cơn khủng hoảng ở tuổi trung niên”.

U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề - Ảnh 1.

Hãy coi đổi việc là chuyện bình thường trong cuộc sống. Ảnh: Internet

Trong khi đó, thuật ngữ “khủng hoảng tuổi trung niên” chỉ những người trưởng thành bước vào giai đoạn trung niên và những cảm xúc mà họ trải qua trong thời gian đó (theo Elliot Jaques). Đã tới thời điểm bạn nên coi “nhảy việc” ở lứa tuổi trung niên là một sự thay đổi để phát triển chứ không phải thụt lùi hay khủng hoảng.

Thường những người ở lứa tuổi trung niên muốn thay đổi công việc đều mắc phải những sai lầm trong tư duy. Họ bắt đầu cảm thấy tự ti và lo lắng về mọi đường đi nước bước của mình. Dưới đây chính là những sai lầm tai hại khiến bạn tự thụt lùi.

1. Thay đổi chỉ dành cho người trẻ

Câu nói: “Tuổi tác chỉ là con số” thực sự đúng trong trường hợp này. Bạn thường sẽ nghe về những mốc thời gian cố định như 18-22 tuổi sẽ học tập, có một công việc ổn định ở tuổi 25, kết hôn vào tuổi 28. Tới 30 tuổi có con, 40 tuổi sẽ xây dựng được một ngôi nhà riêng và sẽ tìm cách nghỉ hưu khi ở tuổi 60.

Thế nhưng ngược lại, nếu như bạn không đi theo lộ trình này mà ở tuổi 40, 50 mới bắt đầu tìm kiếm một con đường khác để đi, thực chất cũng không có gì sai trái. Nhìn chung, cuộc sống là của riêng bạn, không ai sống hộ cuộc đời của ai nên nếu phải “nhảy việc” hãy cứ mạnh dạn thể hiện năng lực của mình.

U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề - Ảnh 2.

Tuổi tác là vấn đề lớn khiến bạn tự ti khi đổi việc. Ảnh: Internet

Hãy nhìn vào Falguni Nayar - một nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân nổi tiếng Ấn Độ - người đã trở thành doanh nhân ở tuổi 49. Arianna Huffington cũng thành lập trang tin tức nổi tiếng là The Huffington Post ở tuổi 55.

2. Thay đổi nghề nghiệp là làm lại từ đầu

Điều nhiều người thay đổi công việc lo sợ nhất chính là phải làm lại từ đầu. Tuy nhiên điều này không đáng sợ như vậy vì bạn hoàn toàn có thể quyết định được. Có hai chiều hướng bạn có thể lựa chọn là chọn cùng một vai trò trong lĩnh vực khác hoặc chọn vai trò khác trong lĩnh vực mình theo đuổi.

Nhìn chung, khi làm ở nhiều nơi bạn có nhiều kinh nghiệm thực tế và năng lực thì không có gì làm khó bạn cả. Nhà tuyển dụng cũng sẽ nhìn vào năng lực thực sự của bạn thay vì tuổi tác nên hãy cứ tự tin tìm xem đâu là hướng đi phù hợp nhất với mình.

3. Bất ổn tài chính

Khi thay đổi công việc ở tuổi trung niên, nhiều người sẽ lo lắng về vấn đề tài chính. Những lo sợ về việc lương giảm đáng kể khi bước sang một công việc mới sẽ làm bạn trở nên khép nép. Tuy nhiên, chắc gì công việc mới sẽ có mức lương thấp hơn thu nhập ở chỗ làm cũ. Bạn không chắc được điều gì nên nếu cần thay đổi công việc hãy cứ mạnh dạn làm điều đó trước đã.

U40, U50 cũng bị sa thải như chơi: Lật tẩy các lầm tưởng về thay đổi nghề nghiệp, nhiều người lo bất ổn tài chính nhưng đó không phải vấn đề - Ảnh 3.

Có một khoản tiền phòng khi thất nghiệp là điều cần thiết. Ảnh: Internet

Chưa kể, khi bạn tìm được một công việc ưng ý, làm việc trong sự hứng thú mức lương lại hài hòa chắc chắn đó là con đường mà bạn nên đi. Tuy nhiên nếu đã có cuộc sống ổn định bạn hãy chuẩn bị trước khoảng 3-4 tháng lương phòng khi nghỉ việc cũng không phải đau đầu về vấn đề tài chính trang trải cuộc sống, chăm lo cho gia đình.

4. Mọi bước đều phải tính toán trước

Trong cuộc sống của chúng ta dù có tính toán nhiều đến đâu cũng có nhiều chuyện không thể lường được. Bởi vậy bạn đừng cố vạch ra quá nhiều kế hoạch và gắng cho mọi thứ đi đúng quỹ đạo. Hãy nhớ người tính không bằng trời tính nên hãy chỉ vạch ra vài kế hoạch như chọn công việc gì, mức lương ra sao. Còn những yếu tố khác bạn có thể dần dần tính toán cũng không hề muộn. Nóng vội và lo lắng không giúp bạn giải quyết được vấn đề gì trong cuộc sống, công việc.

Theo The Economic Times

 

 

Huyền Giang

Theo Nhịp sống thị trường



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024