Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/02/2023 23:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Học bao lâu không quan trọng, quan trọng là bạn tư duy và sử dụng thời gian như thế nào.


1. Những thứ chúng ta học ngay trước khi đi ngủ sẽ lưu lại sâu hơn trong ký ức vì khó bị các thông tin vô bổ khác che phủ lên. Nếu bạn sử dụng điện thoại trước khi ngủ, những thông tin vô bổ sẽ đi vào não bộ, bởi vậy hãy cố gắng ngủ ngay, đừng nghịch điện thoại. (Trích cuốn “Nghệ thuật tập trung”).

2. Ghi chú, chụp lại, viết lại những thứ đã đọc. Ai đọc sách chắc chắn cũng đồng ý với mình rằng càng dành thời gian để lưu lại những gì đã đọc, chúng ta sẽ càng nhớ lâu hơn. Dù bạn chọn cách nào, mẹo duy nhất mình muốn đưa ra là hãy đánh dấu để đó rồi đọc tiếp. Dành ra một tiếng để đọc sách, đọc đến đoạn hay thì đánh dấu lại, sau đó đọc tiếp. Sau khoảng 50 phút thì dừng đọc, 10 phút cuối là thời gian xem lại những gì mình đã đánh dấu, như vậy sẽ giúp nhớ lại một lần nữa và nhớ lâu hơn. (Trích cuốn “Một ngày của tôi có 48 giờ”).

3. Trạng thái tập trung cao độ đạt đỉnh điểm vào 30 phút sau khi ăn sáng và sẽ kéo dài khoảng 4 giờ. Đối với những người thức dậy lúc 6 giờ, từ lúc đó đến khoảng 11 giờ là múi giờ thích hợp cho công việc trí óc. (Trích cuốn “Nghệ thuật tập trung”).

4. Gặp gỡ những đối tượng mới có cùng mục tiêu với bạn: Hãy tham gia tình nguyện, tham gia một câu lạc bộ, chơi một trò chơi thể thao đồng đội, tìm một công việc, tham gia các lớp học ngoại ngữ. (Trích cuốn “Vượt lười - Liệu trình cho người thiếu động lực).

5. Một bí kíp tự học ngoại ngữ đó là đọc các bài báo mạng bằng ngôn ngữ mình đang học mỗi ngày, bên cạnh là một cuốn từ điển hoặc một ứng dụng từ điển. Đọc tới từ nào không hiểu, mình tra từ đó, sau đó hiểu rồi thì đọc tiếp. Cứ như vậy cho đến khi hết bài báo. (Trích cuốn “Một ngày của tôi có 48 giờ”).

6. Muốn nghị lực hơn bạn cần có một tương lai hấp dẫn để trông đợi, và khi đó bạn mới có thể hào hứng để tiến triển nó mỗi ngày. Thiếu mục tiêu sẽ dẫn đến sự hững hờ, xuống cấp và tuyệt vọng. Sự hiện diện của các mục tiêu ngắn và dài hạn sẽ thúc đẩy động lực, năng lượng và hạnh phúc. (Trích cuốn “Vượt lười - Liệu trình cho người thiếu động lực).

7. Những quy luật càng vĩ đại thì sức mạnh tiềm ẩn của nó càng vượt xa những phương pháp tư duy thông thường. Nếu chúng ta có thể thông qua khả năng tư duy sâu để tiếp nhận những quy luật vĩ đại này rồi dùng nó cải thiện mô hình tư duy, vậy thì chúng ta sẽ có thể kiểm soát tốt hơn nữa cuộc sống của bản thân. (Trích cuốn “Tư duy sâu”).

8. Nếu bạn muốn trở nên năng suất và năng động hãy làm theo những lời khuyên sau: Giảm lượng đồ ăn kém lành mạnh và tăng lượng đồ ăn lành mạnh, uống nhiều nước hơn, đừng ăn sau 6 giờ tối và đừng ăn quá nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và trước khi ngủ. (Trích cuốn “Vượt lười - Liệu trình cho người thiếu động lực).

9. Tư duy nhìn thấy được mới là tư duy tốt. Vì nhược điểm “dung lượng thấp” của đại não, cho nên muốn đạt được hiệu quả tư duy sâu chúng ta cần dùng hình ảnh để bổ trợ tư duy. Việc làm này giúp tư duy của chúng ta trở nên rõ ràng hơn, khả năng suy xét sẽ càng trực quan, vĩ mô và nhanh nhạy hơn, giống như một chiếc máy tính cấu hình thấp được lắp thêm RAM vậy. (Trích cuốn “Tư duy sâu”).

10. Hãy đến một buổi hòa nhạc, một chương trình hoặc một cuộc thi đấu thể thao. Tham gia trải nghiệm cùng tập thể sẽ nâng tâm trạng và thúc đẩy cảm xúc hạnh phúc của bạn. (Trích cuốn “Vượt lười - Liệu trình cho người thiếu động lực).




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024