Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/02/2023 22:02 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 57/240 (24%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2817
Được cảm ơn: 16
Vì sao buồn ngủ sau khi ăn trưa?


Cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn là điều tự nhiên và có thể do thực phẩm chứa những chất kích thích giấc ngủ, chứ không phải do bệnh tiêu hóa.

Hầu hết mọi người cảm thấy buồn ngủ từ 13 đến15h. Tuy nhiên, một số thành phần như melatonin, trytophan, carbohydrate... có trong bữa ăn có thể khiến bạn buồn ngủ sớm hơn.

Melatonin: Nghiên cứu về hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm trên tạp chí Science Direct cho thấy, có một lượng rất nhỏ melatonin trong hầu hết thức ăn hàng ngày. Đây là hormone giúp cơ thể dễ ngủ tự nhiên nên đôi khi bạn có thể cảm thấy buồn ngủ một lúc sau khi ăn.

Tryptophan: Bữa ăn có thịt gà cũng có thể khiến bạn cảm thấy hơi buồn ngủ, bởi trong thịt gà có tryptophan (một loại axit amin). Tùy cơ địa mỗi người, lúc này cơ thể sẽ chuyển đổi tryptophan thành melatonin gây buồn ngủ nhẹ.

Carbohydrate: Các bữa ăn nhiều carbohydrate khiến cơ thể tăng chuyển hóa thành đường, khiến lượng đường trong máu tăng rồi giảm. Điều này có thể làm cho một số người buồn ngủ sau khi ăn.

Thức ăn và nhịp sinh hoạt thường gây buồn ngủ giấc trưa. Ảnh: Freepik

Thức ăn và nhịp sinh hoạt thường gây buồn ngủ giấc trưa. Ảnh: Freepik

Người hay ngủ muộn thường có đồng hồ sinh học trễ hơn so với người có thói quen đi ngủ sớm. Do đó, họ có thể cảm thấy buồn ngủ ngay sau khi ăn trưa. Xu hướng buồn ngủ xảy ra do sự tích tụ dần chất adenosine trong não ngay trước khi lên giường. Adenosine cũng tăng cao tự nhiên vào buổi chiều, theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Đại học Oxford. Người thức càng khuya càng tích tụ nhiều adenosine, gây tăng ham muốn ngủ.

Nhịp sinh học cũng góp phần kiểm soát thời gian thức và ngủ đúng giờ giấc, giữ tỉnh táo và chống lại mức adenosine tăng dần. Sau 7-9 tiếng thức dậy, nhịp sinh học sẽ thông báo cho cơ thể, đã đến giờ đi ngủ.

Một số mẹo sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn chống lại cơn buồn ngủ xảy ra sau bữa ăn:

Ăn các bữa ăn cân bằng: Tránh các bữa ăn nhiều carbohydrate hoặc protein để không bị tăng lượng đường trong máu và duy trì mức adenosine.

Ngủ nhiều hơn vào buổi đêm: Người bị thiếu ngủ, buồn ngủ sau bữa trưa càng rõ rệt. Rối loạn giấc ngủ (như ngưng thở khi ngủ) cũng có thể khiến bạn muốn chợp mắt sau ăn thường xuyên hơn.

Phơi nắng sáng đều đặn: Theo tự nhiên, nhịp sinh học có liên quan đến thời lượng cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Theo Bộ Y tế nhân sinh Mỹ, đây là yếu tố tự nhiên khiến bạn thường cảm thấy tỉnh táo hơn khi tiếp xúc với ánh sáng và kém tỉnh táo hơn khi trời tối.

Ngủ trưa: Bạn có thể chợp mắt 10-20 phút giấc trưa, giúp nhanh lấy lại tinh thần và năng lượng làm việc cho buổi chiều. Tuy nhiên, bạn không nên nghỉ lâu hơn 20 phút để tránh ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học và nếp ngủ vào buổi tối.

Mai Trinh
(Theo Very Well Health)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024