Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/12/2022 21:12 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/240 (20%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2808
Được cảm ơn: 16
Những dấu hiệu cơ thể thiếu magie


Lượng magie thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, loãng xương, cơ thể thường xuyên xuất hiện triệu chứng chuột rút, mệt mỏi.

Mỗi người cần tiêu thụ lượng magie tương đối lớn để bảo vệ sức khỏe tim mạch, thần kinh. Người mắc bệnh tiểu đường, tiêu chảy mạn tính, rối loạn rượu có nguy cơ bị thiếu hụt cao magie cao hơn. Trong một số trường hợp, sự thiếu hụt khoáng chất này không được chẩn đoán vì các dấu hiệu không rõ ràng. Dưới đây là một số triệu chứng thiếu magie thường gặp.

Co giật cơ và chuột rút

Co giật, run và chuột rút cơ bắp là dấu hiệu thiếu magie. Khoáng chất này giúp điều chỉnh mức canxi và vitamin D, hai chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của xương. Các nhà khoa học tin rằng những triệu chứng này do lượng canxi chảy vào các tế bào thần kinh mất cân bằng. Chất bổ sung magie có thể giúp giảm co giật cơ, chuột rút ở một số người bị thiếu hụt. Tuy nhiên cũng có đánh giá kết luận rằng đây không phải là cách điều trị hiệu quả chứng chuột rút ở người lớn tuổi.

Co giật cơ không tự chủ có thể do nhiều nguyên nhân khác như căng thẳng, dung nạp nhiều caffein, ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Sức khỏe tâm thần

Các nhà khoa học cho rằng, mức magiê thấp với việc tăng nguy cơ trầm cảm, thúc đẩy sự lo lắng. Một đánh giá kết luận rằng, chất bổ sung magiê có thể có lợi cho một nhóm nhỏ những người mắc chứng rối loạn lo âu. Việc thiếu magie có thể gây rối loạn chức năng thần kinh, thúc đẩy tình trạng sức khỏe tâm thần ở một số người.

Sự thiếu hụt magie có thể ảnh hưởng đến chất dẫn truyền thần kinh, hạn chế sự co thắt mạch máu. Đây là những yếu tố bác sĩ cho rằng liên quan đến chứng đau nửa đầu.

Thiếu hụt magie gây cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung. Ảnh: Freepik

Thiếu hụt magie gây cảm giác mệt mỏi, thiếu tập trung. Ảnh: Freepik

Loãng xương

Loãng xương là một rối loạn đặc trưng bởi xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh loãng xương bao gồm: sự lão hóa; thiếu tập thể dục; chế độ ăn uống nghèo vitamin D và K.

Thiếu magie cũng là một yếu tố nguy cơ gây loãng xương, làm giảm nồng độ canxi trong máu, thành phần chính xây dựng xương.

Mệt mỏi và yếu cơ

Mệt mỏi là tình trạng đặc trưng bởi kiệt sức hoặc suy nhược về thể chất, tinh thần. Đây cũng là triệu chứng của tình trạng thiếu magiê.

Một dấu hiệu khác cụ thể hơn của tình trạng thiếu magie là yếu cơ, có thể do bệnh nhược cơ gây ra. Các nhà khoa học tin rằng, sự yếu cơ này do mất kali trong các tế bào cơ, một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt magie.

Nhịp tim không đều

Rối loạn nhịp tim là một trong những tác động nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể thiếu magie. Một số người bị suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim được chứng minh có mức magiê thấp hơn so với những người khỏe mạnh. Trong một nghiên cứu nhỏ ở 68 người suy tim, việc tiêm magie cải thiện đáng kể chức năng tim của những người tham gia. Bổ sung magie cũng có thể giúp giảm triệu chứng ở một số người bị rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim có thể có hoặc không gây ra các triệu chứng rõ ràng. Ở một số người, tình trạng này khiến tim đập nhanh, tạm dừng giữa các nhịp tim, lâng lâng; khó thở; đau ngực; ngất xỉu; chóng mặt; mệt mỏi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, rối loạn nhịp tim làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc suy tim.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy bổ sung khoáng chất này có thể giúp giảm mức huyết áp cao, cải thiện nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim, bao gồm chất béo trung tính cholesterol LDL (xấu), cholesterol HDL (tốt), mức huyết áp tâm thu.

Lê Nguyễn (Theo Healthline)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024