Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/11/2022 19:11 # 1
nguyenhonganh2
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/180 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 1545
Được cảm ơn: 0
Sát thủ không ngờ khiến đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim


Nghiên cứu dựa trên 18.000 người bị ngừng tim ngoại viện - hậu quả nặng nề nhất của cơn nhồi máu cơ tim - chỉ ra độ nguy hiểm ngoài dự liệu của một "kẻ thù" đang bủa vây con người.

Theo Science Alert, thủ phạm làm tăng cao nguy cơ nhồi máu cơ tim chính là một thứ được nhắc đến ngày một nhiều những năm gần đây: PM 2.5, là các hạt ô nhiễm dưới dạng bụi siêu mịn.

Ô nhiễm vật chất hạt ngày một đáng báo động ở các thành phố lớn trên khắp thế giới, khiến chất lượng không khí ngày càng xấu đi và tác động sức khỏe đến con người theo nhiều cách. PM 2.5 từng được chứng minh có liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra nó còn có thể trực tiếp làm gia tăng mạnh số ca nhồi máu cơ tim "tử thần".

 

Sát thủ không ngờ khiến đang đi đường bỗng nhồi máu cơ tim - 1
 

Chỉ 10% người ngừng tim ngoại viện do nhồi máu cơ tim sống sót - Ảnh minh họa từ Internet

18.000 ca ngừng tim ngoại viện nói trên đã được thu thập bởi các nhà nghiên cứu từ Trường Y khoa Duke-NUS thuộc Đại học Quốc gia Singapore,

Ngừng tim là biến chứng nặng nề nhất của một cơn nhồi máu cơ tim và là một trong những nguy cơ hàng đầu gây đột tử. Ngừng tim ngoại viện đặc biệt nguy hiểm so với ngừng tim tại bệnh viện, bởi trong tai biến này can thiệp khẩn cấp để tận dụng "thời gian vàng" là vô cùng quan trọng. Tỉ lệ sống sót của các bệnh nhân ngừng tim ngoại viện chỉ là 10%.Vì vậy, một nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim lởn vởn ngay ngoài phố rất đáng để lưu tâm.

Theo kết quả chi tiết của nghiên cứu dựa trên nồng độ PM 2.5 trung bình hàng ngày ở Singapore là 18,44 microgram/m3, chỉ cần giảm 1 microgram/m3 các hạt ô nhiễm siêu nhỏ này, số ca nhồi máu cơ tim giảm tận 8%. Giảm được 3 microgram/m3, số ca nhồi máu cơ tim giảm 30%.

"Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về tác động của chất lượng không khí đối với sức khỏe, sẽ kích thích các nỗ lực, chính sách và cơ sở để quản lý khí thải từ các nguồn chính có thể dẫn đến sự gia tăng PM 2.5 và ngăn ngừa tác hại tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng.

Vật chất hạt mịn PM 2.5 có thành phần hỗn hợp gồm nitơ, carbon và các hợp chất kim loại khác, PM 2.5 được sinh ra chủ yếu từ khí thải giao thông, khí thải công nghiệp, việc đốt củi, rơm rạ và các vật liệu kém thân thiện khác.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học The Lancet Public Health.



Mr. HONG ANH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024