Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/10/2022 17:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 182/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7982
Được cảm ơn: 2102
Lặp đi lặp lại 3 NGUYÊN TẮC này, muốn nghèo cũng khó


Lặp đi lặp lại 3 NGUYÊN TẮC này, muốn nghèo cũng khó

Đây là 3 nguyên tắc hữu ích có thể giúp bất kì ai trong chúng ta tăng cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn.

 

Nguyên tắc làm giàu số 1: Kết giao

Nguyên tắc này gợi ý rằng chúng ta là "trung bình cộng" của 5 người mà chúng ta dành phần lớn thời gian của mình cùng.

Nếu bạn đang chơi với những người không có nhiều tiền, không đi đâu cả và không khuyến khích bạn phát triển, làm nhiều hơn, kiếm nhiều tiền hơn, hãy đoán xem cuối cùng bạn sẽ biến thành ai?

Mặt khác, nếu bạn muốn trở nên thành công hơn, tích cực hơn hoặc giàu có hơn, thì điều bắt buộc là chúng ta phải cố gắng để quen biết được những người như vậy.

Nếu bạn muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, hãy kết bạn với những người đã đạt được những thành tựu mà bạn đang cố gắng hoàn thành.

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, câu nói này chưa bao giờ là sai. Và lý do là, bởi vì họ đều có mong muốn đi về cùng một hướng. Họ có chung một tầm nhìn.

Vì vậy, nếu bạn đang theo đuổi một mục tiêu cuộc sống hoặc mức độ giàu có nhất định, hãy chú ý đến những người đã đạt được những gì bạn đang theo đuổi hoặc đang trên đà làm như vậy.

Lặp đi lặp lại 3 NGUYÊN TẮC này, muốn nghèo cũng khó - Ảnh 1.

Muốn nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, hãy kết bạn với những người đã đạt được thành tựu - Ảnh: priterest

Nguyên tắc làm giàu 2: Cho đi

Nguyên tắc làm giàu tiếp theo tới từ một cuốn sách tuyệt vời có tên Go-giver (Tựa Việt: Người dám cho đi), của hai tác giả Bob Burg và John David Mann.

Nguyên tắc cốt lõi được nêu ra trong cuốn sách, đó là đặt mục tiêu "cho đi" trước khi "nhận được".

Là một người biết "nhận được" nhưng quan trọng hơn, hãy hướng tới mục tiêu trở thành một người biết "cho đi".

"Tất cả những may mắn lớn trên thế giới đều được tạo ra bởi những người có niềm đam mê lớn hơn với những gì họ đang cho đi - sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng… của họ hơn là những gì họ nhận được", trích từ cuốn sách.

Đó là một suy nghĩ khá mạnh mẽ và hoàn toàn có lý cho việc tại sao những người tập trung nhiều hơn vào việc cho đi hơn nhận lại, thực sự lại nhận được nhiều hơn….

Để tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện thực tế. Cách đây không lâu, tôi và bạn đồng hành của mình đã bán đi hai bất động sản và thuê hai môi giới bất động sản khác nhau cho mỗi căn.

Một trong những môi giới mà chúng tôi thuê luôn rất quan tâm chúng tôi, hỏi han nghiêm túc từng bước trong toàn bộ quá trình bán nhà của chúng tôi….

Người môi giới còn lại, dường như chỉ muốn làm ít việc nhất, chỉ quan tâm đến việc hoàn thành thỏa thuận và kết thúc, để họ có thể nhận được hoa hồng càng sớm càng tốt…

Người môi giới đầu tiên, luôn thông báo cho chúng tôi thông tin kịp thời, làm tất cả các công việc cơ bản cho chúng tôi, tôi cảm giác mình là một "thượng đế" đúng nghĩa vì tôi nhận được mọi sự tôn trọng từ anh ấy.

Còn với người môi giới thứ hai, chúng tôi phải tham gia nhiều hơn, chúng tôi phải tự mình thẩm định nhiều hơn vì những sai sót hoặc sơ suất rõ ràng mà chúng tôi phát hiện sớm trong quá trình….

Điều đó buộc chúng tôi phải chủ động để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch và đó là một trải nghiệm khá khó chịu.

Vậy, bạn có đoán được người môi giới bất động sản nào kiếm được mức lương hậu hĩnh hơn không?

Bạn có đoán được ai là người mà chúng tôi đã giới thiệu rất nhiều lần cho bạn bè của mình không?

Bạn có đoán được ai là nhân vật chính trong bài đánh giá trực tuyến tích cực với 5 sao của chúng tôi không?

Bạn có đoán được ai là người chúng tôi muốn tặng một món quà để thể hiện sự cảm kích của mình không?

Nếu bạn đoán đó là người môi giới đầu tiên, bạn đã đúng. Vậy thì điều này liên quan như thế nào đến sự giàu có?

Bởi lẽ người đầu tiên đã cho và rồi họ nhận, nhận nhận lại được. Họ không chỉ được thanh toán khi kết thúc giao dịch mà còn kiếm được nhiều tiền hơn thông qua những lời giới thiệu mà chúng tôi gợi ý, những đánh giá trực tuyến tích cực mà chúng tôi viết, và cả những món quà cảm ơn chúng tôi đã tặng.

Chúng tôi cảm thấy mình nên "trả lại" những gì chúng tôi nghĩ rằng họ xứng đáng….

Đối với người còn lại, họ không nhận được nhiều, bởi vì họ không cung cấp dịch vụ thực sự và cũng chẳng hề biết cho đi.

Người bi quan phàn nàn về cơn gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, người thực tế điều chỉnh lại cánh buồm: 11 điều kìm hãm bạn làm giàu, hãy cẩn thận!

Lặp đi lặp lại 3 NGUYÊN TẮC này, muốn nghèo cũng khó - Ảnh 2.

Bạn có thể tận dụng nguyên tắc Pareto để tạo và hoàn thiện các kế hoạch hành động của mình tốt hơn - Ảnh: priterest

Nguyên tắc làm giàu số 3: Pareto

Nguyên tắc Pareto là một nguyên tắc thành công rất nổi tiếng. Nếu bạn đã từng nghe nói đến quy tắc 80-20 hay quy luật số ít quan trọng, thì bạn thực tế đã được tiếp xúc với "Nguyên tắc Pareto".

Về bản chất, nguyên tắc này nói rằng, đối với nhiều việc, khoảng 80% tác động đến từ 20% nguyên nhân.

Ví dụ, 20% những việc bạn làm sẽ chiếm 80% kết quả của bạn trong khi 80% những việc bạn làm sẽ chỉ chiếm 20% kết quả của bạn.

Mặc dù quy luật này có thể sẽ khiến chúng ta hơi hụt hẫng một chút, nhưng nó cũng là một kiến thức tuyệt vời mà bạn có thể tận dụng để tạo và hoàn thiện các kế hoạch hành động của mình tốt hơn.

Bằng cách hiểu rằng thông thường chỉ có 20% hoạt động mà chúng ta thực hiện mang lại cho ra 80% kết quả, chúng ta có thể cố gắng trau dồi tìm hiểu xem những hoạt động cốt lõi đó là gì.

Và khi chúng ta phát hiện ra những hoạt động đó là gì, chúng ta sẽ tạo điều kiện để đẩy nhanh kết quả của mình.

Một cách khác mà nguyên tắc này phát huy tác dụng, đặc biệt là đối với những người quan tâm đến thành tích, là nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn tại sao một số khách hàng mua hàng hóa và dịch vụ của bạn và tại sao một số lại không mua hoặc sẽ không mua.

Nói cách khác, khi 80% những người mà bạn tiếp cận để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc cơ hội nói không với bạn, hãy nhớ rằng, những câu trả lời KHÔNG mà bạn nhận được có thể không liên quan gì đến bạn, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Theo nguyên tắc này, bạn sẽ cần phải vượt qua (trung bình) 5 lời từ chối "Không" để nhận được một câu trả lời "Có".

Hiểu và áp dụng nguyên tắc này, bạn sẽ bớt bỡ ngỡ và hụt hẫng hơn rất nhiều khi nhận được những câu trả lời "Không" từ khách hàng của mình.

Theo Alexx

Theo Thể thao văn hóa



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024