Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2022 21:10 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 46/240 (19%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2806
Được cảm ơn: 16
Hít thở để mở khóa smartphone


Người dùng smartphone có thể mở khóa thiết bị của mình chỉ bằng hơi thở thông qua một hệ thống bảo mật sinh trắc học chuyên dụng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyushu và Đại học Tokyo của Nhật Bản đã phát triển công nghệ mở khóa điện thoại thông qua hơi thở. Hệ thống sẽ phân tích thành phần khí thở của một người, tìm ra điểm đặc trưng và dùng nó làm yếu tố xác thực cho smartphone.

Mô phỏng hệ thống nhận diện hơi thở.

Mô phỏng hệ thống nhận diện thông qua hơi thở.

Để thực hiện, nhóm đã ứng dụng cái gọi là "mũi điện tử" - thiết bị tích hợp cảm biến khứu giác cho phép phân tích mùi trong không khí và xác định chính xác các thành phần của mùi. Trong ngành công nghiệp thực phẩm, mũi điện tử có thể được sử dụng để phát hiện mùi vị của thức ăn mà không cần phải nếm thử.

Với con người, thành phần của hơi thở rất phức tạp. Chẳng hạn khi ăn, hơi thở sẽ có mùi thay đổi theo món ăn. Dù vậy, các nhà khoa học nhận thấy mỗi người vẫn đều có một số chất độc đáo trong hơi thở suốt cả cuộc đời, nên có thể được dùng cho bảo mật sinh trắc học.

Cụ thể, theo nhóm nghiên cứu, hơi thở mỗi người có ít nhất 28 hợp chất. Nhóm đã dùng cảm biến mùi 16 kênh, mỗi kênh có thể xác định một số mùi riêng, sau đó dùng AI và máy học để phân tích thành phần hóa học.

Sau các thử nghiệm, họ nhận thấy khả năng xác thực bằng hơi thở có độ chính xác 97,8%, chỉ chênh lệch nhỏ so với 99,97% của nhận dạng khuôn mặt và 98,6% của cảm biến vân tay. Dù vậy, theo GizChina, sẽ cần một thời gian nữa, công nghệ này mới có thể xuất hiện trên thiết bị di động.

Mở khóa điện thoại qua hơi thở không phải là phương pháp bảo mật có phần kỳ quặc đầu tiên mà con người nghĩ đến. Trước đó, một số nghiên cứu khác đã ra đời, khẳng định có thể mở thiết bị bằng nhận dạng DNA, quét ống tai, quét tĩnh mạch ngón tay, đo tần suất gõ phím... Chúng đều xuất hiện một thời gian ngắn rồi không được nhắc đến nữa.

Bảo Lâm




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024