Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/09/2022 22:09 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 41/240 (17%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2801
Được cảm ơn: 16
"Sứa đỏ khổng lồ" xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã


Những cảnh tượng kỳ lạ trên bầu trời luôn mang lại trí tưởng tượng vô hạn, chẳng hạn như người xưa coi Nhật thực là "Thiên cẩu ăn mặt trời", Sao chổi là "Sao chổi quét nhà".

Khoa học hiện đại đã và đang tìm hiểu nhiều hiện tượng trong vũ trụ này, nhưng bầu trời luôn là nơi chứa đựng vô số bí ẩn vượt khỏi tầm hiểu biết của con người.

Năm 2020, trên Tháp Quảng Châu và Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông (Trung Quốc) xuất hiện cảnh tượng chưa từng có. Sau trận giông bão, "sứa đỏ khổng lồ" lơ lửng trôi nổi trên bầu trời.

 
Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 1.

Những con "sứa đỏ" chỉ xuất hiện trong chớp nhoáng rồi biến mất, khiến bạn nghĩ rằng mình đang hoa mắt. Nhưng thật ra, đây không phải là ảo giác.

Bạn thấy gì trong bức ảnh Đài thiên văn Lasilla Chile dưới đây? Bầu trời đầy sao, dải Ngân Hà lấp lánh hoặc Đám Mây Magellan Lớn nằm bên phải?

Nhưng hãy chú ý vào đốm đỏ ẩn mình trên đường chân trời góc bên trái của bức ảnh, cảnh tượng rung động sẽ khiến bạn chấn động.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 2.

Nguồn ảnh: P. Horálek/ESO

6 hình ảnh phóng to sau đây có thể giúp bạn quan sát vật thể bí ẩn này tốt hơn: trong khoảng 40 phút, một loạt đốm đỏ xuất hiện ở phía xa rồi biến mất không dấu vết.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 3.

Nguồn ảnh: P. Horálek/ESO

Đốm sáng màu đỏ này rất có thể sẽ xảy ra cách Đài thiên văn 500km, đốm đỏ có chiều cao lên đến 80km và chỉ lóe lên chưa đến 1 giây. Nó xuất hiện vài giờ trước bình minh trong một cơn bão dữ dội trên đường chân trời xa xôi.

"Tinh linh đỏ" trên bầu trời

Những ánh sáng đỏ này được ví như các tinh linh trong "Giấc mộng đêm hè"  "Giông tố" dưới ngòi bút của William Shakespeare. Vì vậy, Tiến sĩ Davis Centman của Đại học Alaska đã đặt tên cho hiện tượng thời tiết này là "sprite", thể hiện đúng bản chất chỉ xuất hiện thoáng qua.

Những "tinh linh" này thật ra xuất hiện khi hiện tượng phóng điện phạm vi lớn xảy ra trong cơn bão. Ánh sáng lấp lánh màu đỏ cam tươi sáng, rộng hàng kilomet, cao đến 96km, xuyên qua tầng bình lưu, tầng giữa, kéo dài đến tầng điện ly.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 4.

"Tinh linh" trên đám mây giông bão

Một số "tinh linh" có râu màu đỏ, xanh dương hoặc tím, rủ xuống tầng bình lưu, kéo dài đến tầng điện ly.

Phần đầu của chúng sáng nhất. Phần dưới nhạt dần rồi biến mất ở độ cao 40-24km, trong khi những đám mây giông bão cao nhất cách mặt đất khoảng 16km.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 5.

"Tinh tinh" được các phi hành gia phát hiện trên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm 2015

Kỳ diệu hơn, chúng thường xuất hiện theo nhóm từ hai trở lên.

Những "tinh linh" này xuất hiện cao hơn nhiều so với tia chớp chúng ta thường thấy, với đủ hình dạng như "tinh linh sứa", "tinh linh cà rốt", "tinh linh hình trụ"...

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 6.

"Tinh linh hình trụ"

Song, hiện tượng này không phổ biến như sét và không dễ quan sát. Muốn chụp được, đòi hỏi một số điều kiện đặc biệt như: tầm nhìn rõ ràng, bầu trời không có tia sáng... vì mây và mưa làm cho việc quan sát khó khăn hơn, cũng như các thiết bị nhạy cảm với ánh sáng đỏ.

Bởi vì "tinh linh" chỉ kéo dài một phần mười giây và thường bị che khuất bởi những đám mây bão nên rất ít người có thể nhìn thấy chúng từ mặt đất.

Nhưng tại một hội nghị của Liên minh Địa vật lý Hoa Kỳ ở San Francisco vào năm 2011, một nhà vật lý không gian tại Đại học Alaska nói rằng "chúng sáng hơn sao Kim" từ Trái Đất, do đó việc phát hiện ra hiện tượng này chỉ mới gần đây là một điều đáng suy xét lại.

Lịch sử phát hiện của "tinh linh đỏ"

"Tinh linh sứa đỏ" trên bầu trời được báo cáo sớm nhất từ năm 1730, khi nhà sử học người Đức, Johann Georg Estor ghi lại một hiện tượng phát sáng ngắn ngủi trong giông bão.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 7.

Johann Georg Estor

Johann Georg Estor đề cập rằng ông đã khám phá phong cảnh của Hessen-Darmstadt bằng cách cưỡi ngựa và đi bộ để hoàn thành một cuốn sách về địa lý quốc gia. Sau đó, giáo viên đã khuyên ông nên quan sát bầu trời để mở rộng tầm nhìn.

Vì vậy, một ngày nọ, ông băng qua giông bão và leo lên ngọn núi cao nhất trong dãy Fogels gần Burgett. Đứng giữa những đám mây mưa, ông cảm thấy những giọt nước nhỏ trên mặt giống như sương. Khi lên đến đỉnh núi, ông nhìn thấy bầu trời xanh trên đỉnh đầu và những đám mây phía dưới giống như đại dương mênh mông, lý thú nhất là thứ ánh sáng phát ra từ những đám mây bay thẳng lên bầu trời.

Các nhà khoa học tại Đại học Minnesota đã lần đầu tiên chụp được bức ảnh của "tinh linh" vào ngày 6/7/1989.

Vào ngày hôm đó, John Winckler, nhà vật lý khí quyển và nghiên cứu về hiện tượng độ cao, đã kiểm tra hệ thống camera độ sáng thấp tại đài quan sát cách Twin City khoảng 6km về phía Đông Bắc.

Máy ảnh đã ghi lại một tia sáng trên đường chân trời. "Nó trông khác với bất cứ điều gì tôi đã thấy", Tiến sĩ Winkler nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn.

Năm 1990, trong bài báo, Winckler ước tính rằng chùm sáng này dài khoảng 19km, không rõ là tai nạn hàng không hay tia sét kiểu mới.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 8.

Bức ảnh màu đầu tiên của "tinh linh" được chụp vào năm 1994

Winkler và các học trò đã trở thành những người đầu tiên nhìn thấy "tinh linh", sự kiện mang tính bước ngoặt khiến "tinh linh" trở thành một hiện tượng thực sự và đáng để nghiên cứu.

Ngay sau đó, các nhà khoa học tại Trung tâm bay không gian Marshall bắt đầu tìm kiếm từ những đoạn video giông bão được quay bởi tàu con thoi bay quanh Trái Đất. Một hình ảnh được chụp vào tháng 4/1990 thể hiện cơn bão sấm mạnh ở Tây Bắc châu Phi với một chùm sáng đỏ thẳng đứng cao khoảng 32km.

Tất cả những bằng chứng này cho thấy các phi công có khả năng gặp phải những "tinh linh đỏ" này từ rất sớm, nhưng có thể không biết chúng là gì nên không công bố.

Kể từ đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu "tinh linh" và thống nhất tên hiện tượng này là Sự kiện quang học thoáng qua (Transient Luminous Events - TLEs).

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 9.

Hiện tượng phóng điện ở các tầng khí quyển khác nhau

Vào mùa hè năm 2005, các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh của "tinh linh" bằng cách sử dụng máy ảnh điện tử dùng để nghiên cứu các hiện tượng nhanh như nổ tại Đài quan sát thực địa ở Fort Collins, Colorado.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 10.

Quá trình xuất hiện "tinh linh"

"Tinh linh" đôi khi cũng bị nhầm lẫn với "sét trong khí quyển cao tầng". Nhưng chúng lại là hiện tượng plasma lạnh, giống phóng điện của ống huỳnh quang hơn là phóng điện sét.

Sét là dòng điện có thời gian ngắn nhưng điện áp mạnh, trong khi "tinh linh đỏ" thường yếu và kéo dài không quá vài giây nên không được coi là đặc biệt nguy hiểm. Tuy nhiên chúng có thể liên quan đến các vụ tai nạn máy bay bí ẩn xảy ra trong giông bão.

Sứa đỏ khổng lồ xuất hiện trên bầu trời sau cơn bão, hiện tượng bí ẩn đã được nhà khoa học giải mã - Ảnh 11.

Năm 2016, bão Matthew đi ngang qua vùng biển Caribbean, "tinh linh đỏ" xuất hiện

Muốn tận mắt nhìn thấy những "tinh linh" bí ẩn này, một số người đã chia sẻ kỹ thuật quan sát:

"Để nhìn thấy chúng bằng mắt thường trong cơn bão, chúng ta cần phải tìm một nơi không có ánh sáng chói mắt của thành phố, bởi vì khói mù và ô nhiễm không khí cũng có thể che khuất các tinh linh.

Sau đó nhìn chằm chằm vào những đám mây giông bão trên bầu trời, đồng thời dùng giấy che hờ tầm nhìn một chút để tránh ảnh hưởng của sét. Trong thời điểm mưa bão diễn ra dữ dội nhất, tinh linh sẽ xuất hiện khoảng 10 phút một lần".

Nguồn: Thepaper




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024