Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/09/2022 10:09 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Điểm tên các loại giun ký sinh trong cơ thể người


Nhiễm giun ký sinh là một bệnh lý hay gặp, xảy ra ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nhất là những vùng quê nghèo, kém phát triển, nơi mà kiến thức về phòng tránh giun sán chưa được tuyên truyền phổ cập. Giun ký sinh trong cơ thể người có khá nhiều loại, mỗi loại lại có hình dạng, kích thước khác nhau và gây ra triệu chứng nhiễm bệnh trên cơ thể vật chủ cũng khác nhau.

Vậy giun ký sinh là gì? Các loại giun ký sinh phổ biến hay gặp nhất cũng như cách điều trị và phòng tránh giun sán như thế nào? Những nội dung này sẽ được bài viết dưới đây chia sẻ chi tiết đến bạn đọc. Mời các bạn theo dõi để hiểu rõ hơn về bệnh nhé.

Định nghĩa giun ký sinh

Giun là một loại ký sinh trùng sống trên một cơ thể vật chủ, đa phần sống ở ruột non, một số khác có kích thước nhỏ hơn có thể ký sinh ở mô máu hoặc bồn máu. Nhiều loại giun ký sinh có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên cũng có một số loài có chiều dài gần 1 mét. Đa phần giun ký sinh tồn tại ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi giới tính đều có thể nhiễm giun sán.

Tại sao bị nhiễm giun ký sinh?

Tùy vào từng loại giun mà bạn có thể bị lây nhiễm từ nhiều cách khác nhau, cụ thể như:

  • Do sơ ý nuốt phải trứng hoặc giun khi ăn.

  • Giun có thể chui vào da bạn khi chúng còn ở kích thước cực kỳ nhỏ.

  • Bạn bị côn trùng nhiễm giun sán cắn phải.

  • Ăn thịt các loại động vật bị nhiễm bệnh.

Điểm tên các loại giun ký sinh trong cơ thể người 1

Ăn các món tái sống dể bị nhiễm giun ký sinh

Điểm tên các loại giun ký sinh phổ biến

Giun kim

Đây là loại giun phổ biến nhất, chúng có kích thước cực kỳ nhỏ. Đa phần bạn nhiễm phải giun kim là do nuốt phải trứng giun và nở ra giun con trong cơ thể của bạn. Giun cái sẽ bò ra ngoài và đẻ rất nhiều trứng xung quanh hậu môn vào ban đêm. Sẽ không may nếu những quả trứng đó truyền cho người khác thì cũng khiến người đó nhiễm giun, thường thấy nhất là ở trẻ em. Các triệu chứng dễ nhận thấy khi nhiễm giun kim:

  • Buồn nôn;

  • Ngứa ngáy hậu môn;

  • Đau bụng.

Giun lươn

Giun lươn là loại ký sinh rất dễ lây nhiễm từ người sang người, giun lươn con sẽ chui vào da sau đó tìm đến ký sinh tại ruột non để sinh sôi và phát triển. Giun lươn đẻ trứng và trứng sẽ nở ra rồi mới theo phân đi ra bên ngoài cơ thể. Các triệu chứng khi bị nhiễm giun lươn như:

  • Bụng trương phình;

  • Đau bụng, tiêu chảy;

  • Ợ nóng, ho khan;

  • Viêm da.

Điểm tên các loại giun ký sinh trong cơ thể người 2

Trẻ bị nhiễm giun lươn thường bị ợ nóng, ho khan

Giun móc

Giun móc là một loại ký sinh trùng rất phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Giun móc có thể chui qua da để vào ký sinh trên cơ thể con người, hoặc những người đi chân đất ở những vùng bị ô nhiễm, đất bị lẫn phân có nhiễm giun. Khi bị nhiễm giun móc thì triệu chứng bạn hay gặp nhất là ngứa phát ban và các triệu chứng như:

  • Tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.

  • Sụt cân, thiếu máu.

  • Ăn uống không ngon miệng.

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải.

Giun xoắn

Khi bạn ăn thịt động vật bị nhiễm bệnh, hoặc các món tái thì dễ bị nhiễm giun xoắn. Khi ấu trùng giun xoắn chui vào ruột non sẽ dễ dàng sinh sôi nảy nở và phát triển ngày một nhiều hơn, các giun xoắn con thường theo máu đi đến các cơ trong cơ thể. Triệu chứng dễ nhận thấy khi bị nhiễm giun xoắn:

  • Ói mửa, tiêu chảy;

  • Đau đầu, sốt;

  • Mệt mỏi, uể oải;

  • Đau nhức cơ và khớp;

  • Sưng tấy.

Điểm tên các loại giun ký sinh trong cơ thể người 3

Giun xoắn ký sinh trên cơ thể vật chủ gây đau bụng, tiêu chảy

Giun đũa

Giun đũa là loại giun ký sinh ở những nơi có môi trường ẩm thấp, kém vệ sinh. Khi nuốt phải trứng giun thì thời gian sau giun sẽ nở và di chuyển đến phổi, sau cùng tiến tới gần cổ họng và bị nuốt ngược trở lại trong đường ruột. Giun đũa rất dễ lây lan nhất là qua môi trường có lẫn phân bị nhiễm giun hoặc qua đường ăn uống do thịt cá bị nhiễm giun. Các triệu chứng dễ nhận thấy khi bị nhiễm giun đũa:

  • Ho khan, ho dai dẳng.

  • Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.

  • Mệt mỏi, sụt cân.

Giun tóc

Giun tóc sở dĩ có tên gọi như vậy vì hình dạng bên ngoài của chúng không khác gì sợi tóc. Đa phần giun tóc sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, chúng lây lan từ những vùng đất dơ bẩn, ô nhiễm. Các triệu chứng dễ nhận biết khi bị nhiễm giun tóc như:

  • Đau bụng đi ngoài có lẫn máu hoặc chất dịch nhầy.

  • Người sụt ký, suy dinh dưỡng.

  • Bị sa trực tràng.

Cách điều trị giun ký sinh

Để điều trị giun ký sinh ta thường sử dụng thuốc tẩy giun để tiêu diệt chúng hoặc sử dụng các phương pháp để điều trị triệu chứng mà giun sán gây ra như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau.

  • Sử dụng thuốc chống viêm.

  • Sử dụng thuốc chống tình trạng động kinh.

Cách phòng chống giun ký sinh

Giun sán dễ điều trị nhưng cũng rất dễ tái phát, do đó để phòng tránh bị tái nhiễm giun sán bạn cần phải tuân thủ các điều sau:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng kháng khuẩn.

  • Không tiếp xúc với đất, nguồn nước ô nhiễm hoặc có nhiễm phân người hoặc động vật.

  • Ăn chín uống sôi để hạn chế nhiễm giun sán.

  • Động vật nuôi nếu bị nhiễm giun sán thì nên điều trị ngay.

  • Bảo vệ mình khi đi du lịch ở những nơi lạ.

Điểm tên các loại giun ký sinh trong cơ thể người 4

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngăn ngừa giun sán

Nhiễm giun sán là bệnh lý dễ điều trị, do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh thì nên chủ động thăm khám và chữa trị kịp thời, tránh lây nhiễm cho người xung quanh. Thường xuyên nâng cao kiến thức về bảo vệ sức khỏe, môi trường sống, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh nhà cửa, động vật nuôi sạch là việc làm cần thiết để ngăn ngừa giun ký sinh trên cơ thể.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024