Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/08/2022 22:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
TÔI RẤT ĐỘC LẬP KHI SỐNG MỘT MÌNH...


TÔI RẤT ĐỘC LẬP KHI SỐNG MỘT MÌNH, NHƯNG MỘT KHI BƯỚC VÀO MỘT MỐI QUAN HỆ, TÔI SẼ KHÔNG KIỀM CHẾ ĐƯỢC MÀ ĐÓNG VAI NGƯỜI PHỤ THUỘC

Một độc giả để lại lời nhắn: “Có một điều mà tôi luôn bối rối, chính là tôi rất độc lập khi sống một mình, nhưng một khi bước vào một mối quan hệ, tôi sẽ không kiềm chế được mà đóng vai người phụ thuộc. Tôi sẽ quan tâm đến cảm xúc của đối phương quá mức và đánh mất bản thân. Nhưng nếu nhảy ra khỏi vai diễn này, tôi liền biến thành một kẻ đơn độc, chỉ để ý đến bản thân. Như thể cả cơ thể tôi được bao quanh bởi một lớp kính trong suốt, bất kỳ ai lại gần, tôi sẽ lo lắng khoảng cách liệu có quá gần hoặc quá xa. Tôi không thể chịu đựng được việc hôm nay quan hệ vẫn còn rất tốt, nhưng bỗng một ngày người kia lại không nói chuyện với tôi nữa. Tôi cảm thấy bản thân như món đồ chơi trong cuộc sống của người khác vậy. Tôi biết rằng đây chính là biểu hiện của việc đánh mất sự hiện hữu của bản thân, nhưng lại không biết phải làm gì cả?”

Lời nhắn này vừa hay thể hiện các đặc điểm của sự phụ thuộc, hay chính là một kiểu phản ứng của hành vi cảm xúc trong mối quan hệ. Một khi bước vào mối quan hệ, độc giả này lập tức trở thành người phụ thuộc - một vai diễn yếu ớt cần được chăm sóc.

Lý giải nguyên do của hiện tượng trên, chính là đối với người phụ thuộc, mối quan hệ là một môi trường rất quen thuộc. Nhiều khi, người ta không biết chuyện gì đang xảy ra, giống như một công tắc điện, chỉ cần bạn bấm nút tức khắc sẽ sáng đèn. Phản ứng của độc giả này thành thạo và tự nhiên như vậy, chứng tỏ là đã trải qua rất nhiều trường hợp tương tự.

Nếu trong mối quan hệ trước đó, bạn đã quen với việc là người phụ thuộc, thì khi chuyển sang mối quan hệ tiếp theo, phản ứng bản năng nhất của bạn sẽ là trực tiếp sử dụng cách thức này. Có thể từ khi còn rất sớm, trong mối quan hệ thân thiết đầu tiên, bạn đã học được cách dựa dẫm vào người khác, đồng thời cho rằng đây là một phương pháp rất hữu dụng, vì thế cứ tiếp tục sử dụng nó.

Tín hiệu mà người phụ thuộc truyền đi là “tôi không thể sống thiếu bạn”. Đương nhiên để tồn tại, bạn cảm thấy rằng có thể chấp nhận bất cứ yêu cầu nào của đối phương. Nỗi sợ hãi không thể sống sót và cận kề cái chết trùm lên trái tim của người phụ thuộc. Bạn có thể nghĩ rằng chỉ cần đáp ứng nhu cầu của đối phương, nỗi sợ hãi sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, những người phụ thuộc có thể dần nhận ra điều này là vô cùng khó khăn. Bởi vì, bạn có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của đối phương ư? Không một ai có thể. Khi đó nỗi sợ hãi sẽ chẳng thể biến mất mà còn không ngừng leo thang.

Có được sự bảo vệ bằng cách làm hài lòng người khác là một cách rất nguy hiểm. Bởi vì kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ là bạn đánh mất chính mình.

Bởi vậy cuốn sách “Ngỡ như lương thiện, hoá ra mềm yếu” sẽ mang đến cho bạn một góc nhìn mới về tính hung hăng, nhờ vậy giúp bạn mượn cơ hội này mở ra cánh cửa kết nối với bản thân và sống một cuộc sống ung dung, tự tại, tràn đầy sức sống. Tin rằng điều này sẽ tạo cho bạn động lực để dũng cảm đương đầu và giải quyết các tình huống khó khăn trong quá trình trưởng thành cũng như thoát khỏi “vũng lầy” hiện hữu trong các mối quan hệ các nhân.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024