Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/08/2022 22:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
SỰ TÍCH CỰC ĐỘC HẠI - CÓ PHẢI LÚC NÀO TÍCH CỰC CŨNG TỐT NHƯ BẠN NGHĨA KHÔNG? (Đọc để hiểu rõ bản thân)


I. Sự tích cực độc hại là gì?

Sự tích cực độc hại (toxic positivity) chỉ việc quá tập trung theo đuổi những suy nghĩ tích cực và bỏ qua những cảm xúc khác. Nó dẫn đến sự từ chối, đánh giá thấp, và xem thường những cảm xúc cũng như trải nghiệm thật của con người.

II. Khi nào sự tích cực trở nên độc hại?

Suy nghĩ tích cực cho bạn niềm tin và hy vọng trong nhiều trường hợp. Nhưng chúng có thể trở nên độc hại khi một người:

- Che giấu cảm xúc thật.

- Cố gắng chịu đựng những điều mình không thích bằng cách gạt bỏ cảm xúc khó chịu của bản thân.

- Chối bỏ trải nghiệm tiêu cực của người khác bằng những câu nói tích cực.

- Cố gắng đưa ra quan điểm thay vì thấu hiểu cảm xúc của người khác.

- Hạ thấp người khác khi họ có những cảm xúc không tích cực.

- Loại bỏ những điều phiền muộn với suy nghĩ “Mọi thứ vốn dĩ là như vậy!”.

- Cảm thấy tội lỗi vì cảm xúc tiêu cực (giận dữ, xấu hổ, thất vọng,...) của bản thân.

III. Tác dụng phụ của việc luôn suy nghĩ tích cực là gì?

1. Hình thành cảm xúc thứ cấp

Cảm xúc thứ cấp (meta/secodary emotion) là phản ứng của bạn trước cảm xúc của chính mình. Ví dụ, bạn buồn bã sau khi chia tay người yêu (cảm xúc) và bạn cảm thấy xấu hổ vì chính điều đó (cảm xúc thứ cấp).

2. Tăng mức độ của cảm xúc tiêu cực

Theo nhà tâm lý học lâm sàng Jaime Zuckerman, sự tích cực độc hại thực chất là một cách chối bỏ những khó chịu bên trong. Khi bị chối bỏ, những cảm xúc tiêu cực dần trở nên lớn hơn vì mãi vẫn không được xử lý.

3. Đánh mất thông tin quan trọng

Việc lờ đi những cảm xúc tiêu cực, chẳng khác nào bạn bỏ qua đèn đỏ khi đến ngã tư. Lúc này, bạn sẽ thiếu đi dữ kiện góp phần giúp mình đưa ra quyết định đúng đắn.

4. Khó kết nối với người khác

Khi phủ nhận cảm xúc của mình, chúng ta dần mất kết nối với bản thân. Điều đó cũng khiến người khác cảm thấy khó liên kết với chúng ta hơn. Khi ấy, bạn đang cố tạo nên "vỏ bọc" rằng mình ổn và không cần đến sự giúp đỡ.

5. Ảnh hưởng đến động lực

Việc luôn suy nghĩ theo hướng tích cực đôi khi lại là con dao hai lưỡi ngăn bạn đạt được mục tiêu của mình.

IV. Làm cách nào để tránh bẫy tích cực độc hại?

-Chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác

-Tránh những lời động viên sáo rỗng

-Biết rằng cảm xúc không phải lúc nào cũng rạch ròi

-Nhìn nhận thực tế




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024