Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/08/2022 21:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Tất tần tật những điều cần lưu ý khi ở cữ mùa hè


Ở cữ mùa hè sao cho “chuẩn bài” thực sự là một thách thức lớn đối với các sản phụ. Nếu chưa biết ở cữ thế nào để đảm bảo sức khỏe mà vẫn thoải mái, đọc ngay những lưu ý này mẹ nhé!

Ở cữ là khoảng thời gian sản phụ buộc phải kiêng khem nhiều thứ. Từ vấn đề ăn đến vấn đề mặc đều cần phải lưu ý hơn. Tuy nhiên, có những thử thách độ khó sẽ cao hơn rất nhiều lần khi ở cữ mùa hè. Và đây là tất tần tật những lưu ý mà sản phụ sinh con mùa hè nên đọc.

Trang phục ở cữ mùa hè

Ở cữ mặc áo cộc được không? Ở cữ có nhất thiết phải mặc quần áo dài không? Đó là những câu hỏi mà sản phụ nào cũng thắc mắc nếu sinh con vào mùa hè. Bởi thử thách mặc quần áo dài tay đến hết thời gian ở cữ thực sự rất “khó nhằn” trong thời tiết nóng bức của mùa hè. 

Theo lời khuyên của các bác sĩ, trong khoảng 7 - 10 ngày sau sinh sản phụ nên mặc quần áo dài tay. Sau đó, khi cơ thể hồi phục dần và sức khỏe cho phép, sản phụ có thể chuyển sang mặc quần áo cộc. Nhưng dù kiểu dáng ngắn hay dài, quần áo cho sản phụ ở cữ mùa hè cũng nên làm bằng chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và an toàn với làn da. 

Quần áo của sản phụ nên được thay hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày. Sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới nắng để hạn chế mùi hôi hoặc mùi sữa. Tốt nhất, mỗi bà mẹ nên chuẩn bị ít nhất 4 bộ đồ để thay ngay khi cảm thấy bí bách, khó chịu. Ngoài đồ mặc ngoài, chị em cũng nên mua sẵn áo lót cho con bú và miếng thấm sữa nhé!

ở cữ mùa hè 1 Mẹ nên chọn trang phục thoải mái và tiện chăm sóc bé

Tắm gội khi ở cữ mùa hè

Ở cữ bao nhiêu ngày thì được tắm cũng là câu hỏi được các mẹ bỉm sữa quan tâm. Xưa kia, người phụ nữ buộc phải kiêng tắm gội đủ 3 tháng 10 ngày. Ngày nay, vẫn có những sản phụ kỹ tính sẵn sàng kiêng tắm 1 tháng. Tuy nhiên, trong thời tiết oi nóng của mùa hè, việc này không cần thiết. Kiêng tắm gội quá lâu còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh ngoài da như viêm nang lông, mụn lưng, nấm da...

Khi ở cữ mùa hè, chị em có thể tắm sau sinh khoảng 7 - 10 ngày. Tùy khả năng hồi phục sức khỏe của mình, chị em có thể lựa chọn thời điểm tắm hợp lý. Khi tắm gội, chị em nên lưu ý nhà tắm phải kín gió. Khi tắm gội sản phụ nên dùng nước ấm và tốt nhất nên tắm và gội vào hai thời điểm khác nhau. 

Sau khi tắm gội xong, sản phụ cần sấy khô tóc, làm ấm chân tay và giữ ấm cơ thể. Mẹ sau sinh nên tránh tuyệt đối việc tắm với nước ấm nóng và ra phòng điều hòa ngay. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì làm tăng nguy cơ sốc nhiệt hoặc đột quỵ. 

ở cữ mùa hè 2Tắm nước ấm giúp sản phụ vệ sinh cơ thể và xua tan mệt mỏi

Dinh dưỡng khi ở cữ mùa hè

Trong vấn đề dinh dưỡng, hội mẹ bỉm sữa quan tâm nhất ở cữ kiêng ăn gì. Vào mùa hè nóng bức, cơ thể chúng ta thường cảm thấy mệt mỏi và chán ăn. Sản phụ vẫn cần đảm bảo ăn phong phú các loại thực phẩm và ăn cân bằng dinh dưỡng. Tuy nhiên, để giảm cảm giác chán ăn trong những ngày hè, sản phụ có thể sử dụng các đồ ăn dạng súp hoặc dạng nước. 

Các loại trái cây, rau xanh có tính mát vừa giúp thanh nhiệt, vừa giúp cải thiện vấn đề táo bón sau sinh. Khi ở cữ mùa hè, mẹ nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nước là thành phần chính của sữa mẹ. Uống nhiều nước không chỉ giúp bù đắp lượng nước bị mất đi qua tuyến mồ hôi mà còn giúp duy trì sữa mẹ. 

Ăn uống đúng cách cho phụ nữ sau sinh là không ăn đồ lạnh, không ăn đồ ăn cũ, không kiêng khem khắc khổ. Một số thực phẩm sản phụ nên tránh ăn vào mùa hè như: Đồ ăn chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ ăn và đồ uống có chất kích thích. 

ở cữ mùa hè 3Khi ở cữ mùa hè nên ăn gì và kiêng gì cũng là vấn đề mẹ cần tìm hiểu

Vệ sinh phòng nghỉ khi ở cữ mùa hè

Trong thời gian ở cữ khoảng 1 tháng, không gian sinh hoạt của sản phụ chủ yếu là phòng ngủ. Những quan điểm truyền thống cho rằng phòng ngủ của sản phụ phải kín gió hoàn toàn, 24/24 và trong suốt 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, quan điểm y học hiện đại đã chứng minh điều này là phản khoa học. 

Phòng nghỉ của sản phụ cần có không gian thoáng khí, đủ ánh sáng và tránh gió mạnh lùa trực tiếp. Người nhà nên hỗ trợ sản phụ vệ sinh và dọn dẹp phòng nghỉ hàng ngày để tránh nấm mốc và vi khuẩn. Vào những ngày hè nóng bức, sản phụ hoàn toàn có thể nằm điều hòa. Nhiệt độ thích hợp là từ 25 đến 27 độ C. Vào chiều tối, khi nhiệt độ dịu hơn, mẹ nên tắt điều hòa để tận hưởng không khó và gió trời.

ở cữ mùa hè 4Phòng nghỉ của mẹ và bé phải sạch sẽ, thơm tho

Chăm sóc vết thương khi ở cữ mùa hè

Sau khi mới sinh, sản phụ vẫn phải chịu cảm giác đau đớn từ những vết thương trên cơ thể. Đó có thể là vết rạch ở tầng sinh môn, vết mổ ở bụng dưới... Đặc biệt, thời gian ở cữ cũng là thời gian cơ thể người mẹ đào thải sản dịch ra bên ngoài. Cảm giác đau đớn kèm cảm giác bí bách khó chịu khi kết hợp với cái nóng nực của mùa hè sẽ khiến sản phụ bứt rứt không yên.

Vì vậy, ở cữ mùa hè ngoài vấn đề tắm gội sản phụ còn cần lưu ý vấn đề vệ sinh các vết thương. Vết thương cần được vệ sinh, sát trùng và thay băng hàng ngày. Vết khâu tầng sinh môn cần đảm bảo luôn được giữ vệ sinh sạch sẽ. Băng vệ sinh cần được thay 2 - 3 tiếng mỗi lần. Mẹ sau sinh nên lắng nghe cơ thể để nhận biết sớm các biểu hiện bế sản dịch hay các bệnh hậu sản để thăm khám kịp thời. 

Tùy tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế, sản phụ có thể dùng thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc đồ dùng an toàn cho mẹ sau sinh. Khi mua bất cứ một sản phẩm chăm sóc cơ thể hoặc chăm sóc sức khỏe nào, mẹ cũng nên chọn địa chỉ uy tín để mua hàng chất lượng. 

Trên đây là những lưu ý quan trọng nhất đối với các sản phụ ở cữ mùa hè. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ biết cách chăm sóc bản thân tốt nhất. Chúc mẹ sớm bình phục sức khỏe để có thể chăm sóc bé yêu thật tốt nhé!




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024