Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/08/2022 22:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Chẩn đoán và điều trị u tuyến yên


U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào tuyến yên. Bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 30 đến 40 và cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. Nhận biết các triệu chứng của bệnh và kịp thời chẩn đoán có thể làm chậm tiến triển và điều trị u tuyến yên.

U tuyến yên (adenomas) là loại u thường gặp ở độ tuổi 30 đến 40 và cũng có thể xuất hiện ở trẻ em. U tuyến yên lành tính và điều trị được tốt. U tuyến yên xuất hiện ở đa dạng thể về kích thước và triệu chứng khác nhau. 

Tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một tuyến nhỏ nặng dưới một gram và có kích thước cỡ 1 hạt đậu nằm ở phần nền não (phía sau mũi), vùng gọi là hố tuyến yên hay hõm yên (sella turcica). Tuyến yên thường được gọi là “tuyến chủ đạo” vì nó có nhiệm vụ điều khiển mọi chức năng nội tiết trong cơ thể con người.

Cấu trúc tuyến yên

Tuyến yên được chia thành hai phần riêng biệt gọi là yên trước và yên sau. Mỗi phần  được tạo thành từ một số loại tế bào khác nhau, tiết ra những hormone khác nhau, phụ trách cân bằng những yếu tố khác nhau trong cơ thể. 

Tuyến yên trước bắt nguồn từ hầu họng. Tuyến yên trước chiếm khoảng 80% vùng tuyến yên, bao gồm thùy trước và vùng trung gian (intermediate zone). Tuyến yên trước có chức năng là tín hiệu nội tiết gửi vào máu truyền đi khắp cơ thể.

Tuyến yên sau được phát triển bắt đầu từ phần đáy não, phần kéo dài ra của vùng hạ đồi (hypothalamus) và chịu sự chi phối của vùng hạ đồi, vùng não ngay trên tuyến yên. Vùng hạ đồi và tuyến yên tạo thành hệ thần kinh nội tiết của cơ thể.

Tuyến yên sau hình thành sớm hơn nhưng không tạo hormone tuyến yên mà chỉ mang những đầu tận cùng thần kinh của những tế bào thần kinh (neuron) xuất phát từ hạ đồi. Những neuron này sản xuất các hormone vasopressin và oxytocin rồi vận chuyển theo cuống tuyến yên đến tuyến yên sau được trữ và tiết vào máu khi cơ thể có nhu cầu.

Cấu trúc tuyến yênCấu trúc tuyến yên

Chức năng tuyến yên

Tuyến yên có nhiệm vụ phát  tín hiệu bằng hormone để điều khiển hoạt động của các cơ quan khác. Mỗi hormone tuyến yên có nhiệm vụ khác nhau:

  • Hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH): Điều hòa chuyển hóa đạm (protein), đường, cân bằng muối và nước.

  • Hormone tăng trưởng (GH): Hormone chính điều hòa quá trình chuyển hóa và tăng trưởng.

  • Hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang noãn (FSH): Hai hormone chính tham gia việc kiểm soát tiết ra estrogens và testosterone.

  • Hormone kích hắc tố bào (MSH): MSH điều khiển quá trình tạo melanin, sắc tố da.

  • Prolactin (PRL): Hormone kích thích sản sinh sữa ở tuyến vú.

  • Hormone kích giáp (TSH): TSH kích thích hormone tuyến giáp, kiểm soát chuyển hóa tăng trưởng và phát triển. Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan trong cơ thể.

  • Vasopressin, hay hormone kháng lợi niệu (ADH): Hormone này tăng cường sự giữ nước ở thận.

Triệu chứng u tuyến yên (Adenoma)

U tuyến yên là bệnh có tỷ lệ đứng hạng thứ 4 trong các u thường gặp trong não (u nội sọ), sau u sao bào, u màng não và u tế bào bao sợi thần kinh (schwannoma). Phần lớn u tuyến yên là u lành tính và tiến triển chậm. Ngay cả u tuyến yên ác tính cũng ít khi lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

U tuyến yên có kích thước nhỏ hơn 10mm được gọi là “microadenomas” chúng xuất hiện làm tăng tiết hormone gây những biến đổi bất thường trên cơ thể. “Microadenomas” thường được phát hiện sớm hơn đặc biệt khoảng 50% u tuyến yên được chẩn đoán khi chúng nhỏ hơn 5 mm. 

Những u lớn hơn 10mm được gọi là “macroadenomas” hay u không chế tiết. Những u này thường được phát hiện khi chúng chèn ép não và các cấu trúc thần kinh xung quanh và gây ra các triệu chứng bệnh. Thường gặp nhất là chèn ép thần kinh thị giác (thần kinh số 2), dần dần làm giảm khả năng nhìn.

Ngoài ra các triệu chứng bệnh của u tuyến yên bắt nguồn từ các rối loạn nội tiết của cơ thể như:

  • Rối loạn tăng tiết hormone tăng trưởng (GH): Gây chứng to đầu mút tay chân (to đầu chi) hoặc chứng người khổng lồ (giantism). 

  • Rối loạn giảm sản xuất hormone bệnh suy giáp. 

  • Mất cân bằng nội tiết có thể ảnh hưởng khả năng sinh con, kinh nguyệt, khả năng chịu nóng hay lạnh,...

Nếu có nhiều hơn 3 triệu chứng dưới đây xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn u tuyến yên. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

  • Sụp mí, thị giác nhìn mờ, nhìn đôi.

  • Đau đầu vùng trán.

  • Buồn nôn và nôn.

  • Mất khứu giác.

  • Rối loạn ham muốn.

  • Trầm cảm.

  • Loãng xương.

  • Tăng cân mất kiểm soát.

  • Sụt cân mất kiểm soát.

  • Dễ bầm da.

  • Đau khớp.

  • Hội chứng ống cổ tay.

  • Rối loạn kinh nguyệt.

  • Mãn kinh sớm.

  • Yếu cơ.

  • Vú tiết sữa tự phát mà không có mang thai hay cho con bú.

Triệu chứng u tuyến yênTriệu chứng u tuyến yên

Chẩn đoán bệnh nhân u tuyến yên (Adenoma)

Khi xuất hiện các triệu chứng và có nguy cơ nghi ngờ mắc u tuyến yên, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra sau:

  • Khám mắt để kiểm tra thị giác. 

  • Thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ hormone trong máu và nước tiểu. 

  • Phương tiện hình ảnh chính xác nhất để chẩn đoán là chụp cộng hưởng từ (MRI) não, kèm và không kèm chất tương phản.

Phương pháp điều trị u tuyến yên hiệu quả

Tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Can thiệp sớm u tuyến yên giúp điều trị và kiểm soát u và các biến chứng của u tốt nhất. 

Có 3 phương pháp điều trị u tuyến yên:

  • Thuốc để làm nhỏ hoặc loại trừ u.

  • Phẫu thuật lấy u.

  • Xạ trị tia X liều cao hay bức xạ proton để diệt tế bào u.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị đầu tiên trong điều trị prolactinoma. Khoảng 80% bệnh nhân sẽ đưa được prolactin về mức bình thường sau khi uống thuốc đồng vận dopamine (dopamine agonist therapy). 

Thuốc thường được sử dụng điều trị nhất là Bromocriptine (Parlodel) hay Cabergoline. 

Bromocriptine (Parlodel): Sau khi điều trị, u sẽ nhỏ dần ở hầu hết bệnh nhân. Tuy nhiên Bromocriptine có một số tác dụng phụ nên thường được kê toa tăng liều dần dần.

Cabergoline: Thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với bromocriptine. Thuốc có ít tác dụng phụ hơn so với bromocriptine. 

Ở những bệnh nhân bị microadenoma khối u có kích thước nhỏ, thuốc đồng vận dopamine thường được khuyên cáo dùng trước trong 6 tháng. Nếu u không đáp ứng với điều trị thuốc, khi đó phẫu thuật sẽ được xem xét.

U tiết GH có thể điều trị nội khoa với thuốc tương tự somatostatin, là một hormone ức tiết ra GH.

Phẫu thuật lấy u

Phẫu thuật đường mổ qua xoang bướm: Tiếp cận khối u từ phía sàn sọ, thông qua mũi và hai qua đường rạch trên nướu răng hàm trên. Vị trí mổ này được ưu tiên chỉ định trước tiên vì nó ít xâm hại cơ thể nhất, mang ít biến chứng và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Bệnh nhân có thể xuất viện sau 2 - 4 ngày theo dõi sau khi mổ.

Đường mổ qua sọ: Thường áp dụng cho những u kích thước lớn khi bác sĩ đánh giá không an toàn nếu mổ qua xoang bướm.

Phẫu thuật nội soi: Nội soi là kỹ thuật mới, giảm khả năng xâm hại ít nhất lên cơ thể. Phẫu thuật viên sẽ dùng ống nội soi nhỏ đi qua cuống mũi đến vị trí khối u ở xoang bướm và cắt bỏ khối u bằng những dụng cụ chuyên biệt có kích thước rất nhỏ. Những khó chịu sau mổ thường rất ít và nhẹ. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng được cho những trường hợp có thể đáp ứng tốt với kỹ thuật nội soi.

Phẫu thuật u tuyến yênPhẫu thuật u tuyến yên

Xạ trị

Xạ trị dùng bức xạ năng lượng cao để diệt tế bào ung thư, tế bào tuyến yên bất thường và làm nhỏ khối u. Xạ trị được cân nhắc khi khối u không thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật hay nội khoa.

  • Xạ trị ngoại thông thường (Standard External Beam Radiotherapy) dùng nguồn tia X không chọn lọc và chiếu tất cả các tế bào trên đường đi của chùm tia. Các phần khác của não quanh tuyến yên có thể bị tổn thương do đường đi của tia xạ.

  • Bức xạ Proton dùng loại bức xạ là hạt proton chuyên biệt chiếu tập trung vào tuyến yên. Ưu điểm của phương pháp này là ít tổn thương các mô lân cận.

  • Xạ phẫu lập thể (như Gamma Knife, hay Cyberknife) kết hợp kỹ thuật xạ trị ngoài thông thường với kỹ thuật định vị 3 chiều giúp tập trung tia xạ vào khối u từ rất nhiều hướng chiếu khác nhau, giúp giảm lượng tia ảnh hưởng lên các mô não xung quanh.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024