Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/08/2022 22:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Ở cữ ăn xôi được không? Đẻ mổ ăn xôi có bị sẹo lồi không?


Nhiều mẹ lo ngại ăn đồ nếp dễ bị sưng phù vết khâu, vết mổ sau sinh nên băn khoăn ở cữ ăn xôi được không? Phụ nữ sau sinh ăn xôi được không? Đây là giải đáp chi tiết!

Ở cữ theo quan niệm dân gian cần kiêng những món ăn nấu từ gạo nếp, xôi là một trong số đó. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng ăn đồ nếp giúp kích thích sữa về nhiều và đặc hơn. Vậy ở cữ có nên ăn xôi không? Sau sinh bao lâu được ăn xôi? Mẹ ở cữ đang lăn tăn về việc ăn xôi nếp thì xem giải đáp này nhé!

Kiêng đồ nếp sau sinh đúng hay sai?

Đồ nếp là cách gọi các món ăn nấu từ gạo nếp như: Xôi, bánh chưng, bánh nếp… Món ăn này dẻo thơm, giàu dinh dưỡng nhưng lại là điều đại kỵ đối với những người có vết thương hở. Sau cuộc “vượt cạn”, dù trải qua quy trình sinh mổ hay sinh thường thì cơ thể của phụ nữ cũng để lại tổn thương. Với sinh thường là những vết rạch tầng sinh môn, với sinh mổ là các vết mổ ở bụng.

Những ảnh hưởng kể trên khiến nhiều sản phụ băn khoăn ở cữ ăn xôi được không, có ảnh hưởng vết thương sau sinh không? Gạo nếp được cho là có thể làm cho vết thương hở bị sưng phồng, mưng mủ và lâu lành. Đặc tính dẻo, dính của gạo nếp cũng gây hiện tượng đầy hơi, khó tiêu nếu ăn nhiều. Quan niệm kiêng đồ nếp sau sinh là đúng nhưng có cần kiêng tuyệt đối không?

Sau sinh ăn xôi được không vẫn là câu hỏi khiến rất nhiều sản phụ băn khoăn. Bởi theo kinh nghiệm dân gian, gạo nếp là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Phụ nữ sau sinh ăn đồ nếp sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để giải đáp ở cữ có được ăn xôi không thì các chị em nên cân nhắc công dụng của nó. Sử dụng gạo nếp có thực sự cần thiết cho phụ nữ sau sinh không?

ở cữ ăn xôi được không 1Ở cữ ăn xôi được không hay phải kiêng tuyệt đối?

Sản phụ ăn xôi có lợi ích gì?

Ăn xôi có tốt cho sản phụ không, có nên ăn xôi sau khi sinh không? So với rủi ro ảnh hưởng vết thương sau khi sinh, mẹ ở cữ cân nhắc những lợi ích của việc ăn xôi này nhé!

Cung cấp năng lượng

Mẹ sau sinh cần rất nhiều năng lượng để phục hồi cơ thể và có sức khỏe chăm con. Gạo nếp là thực phẩm giàu năng lượng rất tốt cho sản phụ. Trong 100g gạo nếp chứa tới 348 kcal và 8.4g protein. Theo nhiều nghiên cứu, gạo nếp cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi so với các loại thực phẩm khác. Ăn xôi có thể đáp ứng tốt nhu cầu năng lượng hàng ngày của mẹ bỉm sữa.

Giúp xương chắc khỏe

Các bác sĩ luôn khuyến khích sản phụ bổ sung canxi sau khi sinh. Lý do là bởi quá trình mang thai, sinh nở đã khiến cơ thể bị hao hụt một lượng lớn canxi. Nếu không được phục hồi kịp thời, sản phụ dễ bị loãng xương, đau lưng. Xôi nếp rất giàu canxi, trong 100g cơm nếp chứa 16mg canxi. Phụ nữ sau sinh ăn xôi giúp xương khớp chắc khỏe, phòng tránh đau lưng, loãng xương.

Bổ máu sau sinh

Ở cữ ăn xôi được không? Theo các nghiên cứu thì phụ nữ sau sinh ăn xôi rất tốt cho máu. Sau cuộc sinh nở dễ khiến chị em phụ nữ bị thiếu máu. Biểu hiện là mệt mỏi, chóng mặt, cơ thể yếu ớt. Xôi là món ăn có thể giúp bổ máu. Trong 100g gạo nếp chứa khoảng 1,2mg sắt. Lượng sắt này góp phần ngăn ngừa thiếu máu sau sinh, nhanh chóng cải thiện chất lượng máu của sản phụ.

Ăn xôi lợi sữa

Đây là lợi ích tuyệt vời đối với các chị em nuôi con bằng sữa mẹ. Đồ nếp giàu tinh bột và dưỡng chất giúp kích thích sữa nhanh về, sữa ra nhiều và đặc hơn. Bé yêu của mẹ sẽ bú thoải mái, không lo bị thiếu. Mẹ ở cữ có nên ăn xôi không? Nếu để lợi sữa thì xôi là lựa chọn rất tốt. Ngoài ra, hàm lượng canxi, sắt, protein và năng lượng của gạo nếp cũng giúp bé yêu khỏe mạnh, lên cân đều.

ở cữ ăn xôi được không 2Sản phụ ăn xôi có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Giải đáp ở cữ ăn xôi được không?

Với nhiều lợi ích kể trên thì phụ nữ sau sinh ăn xôi được không? Câu trả lời là sản phụ có thể ăn xôi, nhưng không được ăn quá sớm sau khi sinh. Xôi nếp có thể khiến các vết thương hở bị sưng nhiều hơn, dễ để lại sẹo lồi. Nếu mẹ ở cữ ăn xôi khi chưa lành vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ sẽ khiến chúng lâu phục hồi hơn. Phụ nữ sau sinh bao lâu được ăn xôi? 

Trường hợp mẹ sinh thường và vết khâu sớm lành, sau sinh từ 5 - 7 ngày là có thể ăn xôi mà không lo ảnh hưởng vết thương. Các mẹ sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi tổn thương. Vậy đối với mẹ sinh mổ bao lâu được ăn đồ nếp? Với vết mổ bên ngoài, mẹ có thể ăn đồ nếp sau sinh 2 tháng. Với vết mổ bên trong, mẹ cần nhịn sau 6 tháng mới được ăn đồ nếp.

Sau sinh bao lâu được ăn xôi cũng cần xem xét tình trạng vết thương đã lành hay chưa. Nếu sau thời gian khuyến nghị kể trên mà vết mổ, vết rạch vẫn chưa khô thì mẹ cũng chưa vội ăn xôi. Ngoài xôi, sản phụ cần hạn chế các món ăn khác chế biến từ gạo nếp. Sản phụ không cần kiêng tuyệt đối đồ nếp, nếu thèm quá vẫn có thể ăn chút ít nhưng không nên ăn ngay khi mới sinh nhé!

ở cữ ăn xôi được không 3Mẹ thắc mắc ở cữ ăn xôi được không thì câu trả lời là không nên ăn khi mới sinh nhé!

Sau sinh kiêng ăn gì để tránh bị sẹo lồi?

Bên cạnh đồ nếp còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng dễ gây sẹo lồi sau sinh. Trong thời gian ở cữ, mẹ nên kiêng khem một số thực phẩm dưới đây:

  • Lòng trắng trứng gà: Tái tạo vùng da ở vết thương nên dễ làm dày và nhô bề mặt da. Ăn lòng trắng trứng cũng khiến vết thương có màu sáng, dễ bị lộ.
  • Hải sản: Chứa nhiều đạm và có tính lạnh, dễ gây ức chế tuần hoàn khiến máu khó đông. Điều này dẫn tới vết mổ lâu lành, dễ mưng mủ gây sẹo lồi.
  • Rau muống: Kích thích sản sinh collagen tái tạo tế bào rất nhanh. Tuy nhiên, trình tự tái tạo tế bào không theo thứ tự, dễ chồng chéo hình thành sẹo lồi.

Trên đây là thông tin cần biết về thời gian ở cữ ăn xôi được không? Các mẹ lưu ý cẩn thận trong việc ăn xôi, ăn đồ nếp để tránh những tác hại không mong muốn. Để phòng tránh nguy cơ sẹo lồi sau sinh mổ, mẹ có thể dùng gel trị sẹo Strataderm đến từ Thụy Sĩ có hiệu quả rất tốt. Ngoài ra, mẹ tăng cường dùng vitamin và khoáng chất để sớm phục hồi tổn thương sau sinh nhé!




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024