Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2022 19:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Ở cữ bị đau đầu: Nguyên nhân và cách khắc phục


Đau đầu không phải tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ mới sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ở cữ bị đau đầu và cách khắc phục hiệu quả.

Theo thống kê, có khoảng gần 40% phụ nữ mắc chứng đau đầu sau sinh. Tuy nhiên, không phải tình trạng đau đầu lúc nào cũng nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở cữ bị đau đầu và cũng có nhiều cách khắc phục. Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết. 

Ở cữ là gì?

Có lẽ, với những bà mẹ sau sinh chẳng ai không biết ở cữ là gì. Có 2 vấn đề quan tâm liên quan đến khái niệm này. 

  • Ở cữ là khoảng thời gian người phụ nữ vừa sinh xong, cơ thể còn yếu ớt và sức khỏe có nhiều giảm sút. Cũng lúc này, sản phụ có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như đau đầu, đau vết mổ, đau lưng, đau hông hay các bệnh nguy hiểm thời kỳ hậu sản.
  • Ở cữ là khoảng thời gian cần thiết để sản phụ tập trung vào việc nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Nghỉ ngơi đúng cách sẽ giúp sức khỏe thai phụ nhanh phục hồi và hạn chế được những vấn đề nói trên. 

Như vậy, ở cữ bị đau đầu không phải vấn đề khó hiểu. Điều quan trọng nhất lúc này là sản phụ cần tìm đúng nguyên nhân để có cách khắc phục hiệu quả nhất.

ở cữ bị đau đầu 1Không ít sản phụ ở cữ bị đau đầu

Nguyên nhân ở cữ bị đau đầu

Đau nửa đầu do nồng độ hormone thay đổi

Một số phụ nữ bị đau nửa đầu, đau nhói hoặc đau dữ dội từng cơn. Đôi khi triệu chứng đi kèm có thể là cảm giác buồn nôn, sợ ánh sáng chói và tiếng ồn lớn. Các thống kê cho thấy có đến 50% sản phụ bị đau nửa đầu trong khoảng 2 tuần sau sinh. Nguyên nhân chính đến từ việc thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể sản phụ. 

Biểu hiện của tiền sản giật

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ở cữ bị đau đầu có thể là biểu hiện của tiền sản giật. Biểu hiện của đau đầu do tiền sản giật có thể là: Đau nhức từng cơn, đau 2 bên đầu, tầm nhìn giảm. Kèm với đó là các triệu chứng khó thở, huyết áp cao, đau bụng trên. Tiền sản giật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. 

Tác dụng phụ của gây tê khi sinh mổ

Việc gây tê cục bộ trong quá trình sinh mổ cũng có thể dẫn đến những cơn đau đầu sau sinh. Tình trạng này có thể xảy ra nếu quá trình gây tê ngoài màng cứng hoặc cột sống vô tình chọc thủng màng cứng. Biểu hiện của chứng đau đầu do tác dụng phụ của gây tê cục bộ là cơn đau dữ dội kéo dài trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật. Kèm với đó là các triệu chứng như cứng cổ, buồn nôn, giảm thị giác và thính giác. 

ở cữ bị đau đầu 2Đau đầu có thể là tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng

Đau đầu do căng thẳng, thiếu ngủ

Sau khi sinh, nếu người mẹ ít được nghỉ ngơi, không có người hỗ trợ chăm sóc em bé sẽ thiếu ngủ và căng thẳng. Điều này dẫn đến những cơn đau đầu triền miên. Mỗi cơn đau có thể chỉ kéo dài khoảng 30 phút rồi tự khỏi nhưng có thể lặp lại nhiều ngày. 

Đau đầu do uống ít nước

Nếu cơ thể bị thiếu nước thường xuyên, các mô não sẽ tạm thời co lại. Việc này kích thích các thụ quan đau và dẫn đến tình trạng ở cữ bị đau đầu. Mặt khác, khi cơ thể thiếu nước sẽ khiến thể tích máu bị giảm xuống. Lượng máu giảm cũng làm giảm oxy lên não nên có thể gây ra các cơn đau đầu.

Đau đầu do yếu tố môi trường

Không ít trường hợp, sản phụ bị đau đầu do những yếu tố khách quan từ môi trường xung quanh. Tiếng ồn bên ngoài phòng ngủ quá lớn, không gian sống quá chật chội, sống gần khu vực công trường, trường học chay chợ búa... cũng khiến sản phụ bị đau đầu. 

Biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng

Trong một số ít trường hợp, đau đầu là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng như: Khối u, viêm màng não, có huyết khối ở tĩnh mạch, thoái hóa đốt sống cổ… Đau đầu do bệnh lý thường diễn ra trong nhiều ngày và áp dụng các biện pháp điều trị thông thường không hết được. Thậm chí mức độ đau có thể càng ngày càng nặng hơn. Đi kèm với đau đầu là những triệu chứng điển hình của từng bệnh. 

ở cữ bị đau đầu 3Đau đầu kéo dài sản phụ cần đi khám bác sĩ

Cách khắc phục khi ở cữ bị đau đầu?

Trong đa số trường hợp, ở cữ bị đau đầu sẽ chấm dứt trong khoảng 6 - 9 tuần sau sinh với nguyên nhân do căng thẳng hoặc thay đổi hormone. Giải pháp khắc phục tình trạng đau đầu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau đầu. Một số cách trị đau đầu sau sinh bạn có thể áp dụng như: 

  • Sản phụ sau sinh nên duy trì tâm trạng thư giãn, vui vẻ. Trong thời gian ở cữ mẹ nên tìm một người hỗ trợ chăm em bé để giảm căng thẳng và phòng tránh nguy cơ trầm cảm sau sinh
  • Mẹ sau sinh nên được nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ từ 7 - 10 tiếng mỗi ngày. Trong khi ngủ, môi trường xung quanh nên yên tĩnh và trước khi ngủ mẹ cũng nên tránh xa các thiết bị điện tử. 
  • Xoa bóp, bấm huyệt, massage cổ và thái dương là cách chữa đau đầu an toàn cho mẹ sau sinh. 
  • Uống nhiều nước, giảm tình trạng thiếu nước cũng sẽ giảm đau đầu do thiếu oxy lên não.
  • Trong một số trường hợp, sản phụ cũng có thể dùng thuốc đau đầu. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ vì một số loại có thể truyền vào sữa mẹ. 
  • Trong một số trường hợp đau đầu do tổn thương ngoài màng cứng, các bác sĩ có thể phải vá màng cứng bằng máu tự thân. 
  • Nếu các biện pháp trên không giúp bạn giảm tình trạng ở cữ bị đau đầu, hoặc kèm theo đau đầu là biểu hiện: Mất ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động thể chất, sốt, buồn nôn, giảm thị lực và thính lực... bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Ở cữ bị đau đầu không phải câu chuyện của riêng ai bởi rất nhiều sản phụ gặp phải vấn đề này. Thông thường, tình trạng đau đầu sau sinh đều có cách giải quyết. Mẹ mới sinh nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân thật tốt để đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần nhé!




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024