Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2022 19:08 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được?


Gãy xương đòn là tình trạng chấn thương thường gặp do bị té đập và chịu tác động từ bên ngoài. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh không áp dụng các phương pháp điều trị. Vậy, gãy xương đòn bao lâu đi xe máy hãy cùng trả lời qua bài viết sau.

Nhiều người thắc mắc về tình trạng gãy xương đòn bao lâu đi xe máy lại được. Đối với vấn đề này, để có một câu trả lời khẳng định thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ chuyên gia để giải đáp rõ hơn về vấn đề này. 

Các phương pháp điều trị gãy xương đòn?

Hầu hết khi xương đòn bị gãy thường sẽ được cố định và the o dõi ở nhà bằng cách sử dụng một chiếc đai có hình tam giác để hỗ trợ cánh tay và giữ các xương lại với nhau. Các loại đai cố định thường được đeo ngay sau khi chụp X-quang sau khi xác nhận chẩn đoán xương đòn bị gãy. Người bệnh sẽ được bác sĩ cho uống thuốc giảm đau để làm giảm cơn đau do gãy xương đòn và tình trạng đau sẽ giảm dần theo thời gian.

Đối với phẫu thuật nắn chỉnh xương dưới gây mê toàn thân chỉ cần thiết khi bị chấn thương nghiêm trọng. Một số tình trạng như xương đâm xuyên qua da, khi các mảnh xương gãy không xếp thẳng hàng mà chồng chéo lên nhau. Một số kỹ thuật khác có thể cho phép áp dụng để điều trị gãy xương đòn như cố định chỗ gãy bằng nẹp và vít đang là phương pháp phổ biến. Bác sĩ phẫu thuật sẽ là người trực tiếp tiến hành thực hiện kỹ thuật này.

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được 1Phương pháp điều trị gãy xương đòn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết gãy

Người bệnh gãy xương đòn có thể phải nằm viện tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Trước khi xuất viện, bệnh nhân cần gặp chuyên gia vật lý trị liệu, để được hướng dẫn một số bài tập nhẹ nhàng cho cánh tay và vai thực hiện ngay tại nhà khi không còn mang đai đeo cố định. Những cách này sẽ làm giảm cứng khớp, giảm được một số cơn đau và tăng sức cơ vai. Người bệnh có thể cần quay lại điều trị ngoại trú khoảng một tuần sau khi xuất viện để kiểm tra xương đòn bị gãy có đang lành lại bình thường không. Cần đến gặp bác sĩ ngay nếu như có dấu hiệu bất thường xuất hiện khác.

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được?

Thời gian phục hồi của gãy xương đòn thay đổi tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương. Những trường hợp gãy xương nhẹ thường không cần phẫu thuật và lành lại từ sau 4 đến 6 tuần. Những trường hợp gãy nặng hơn, gãy xương đòn thành nhiều mảnh cần phải cố định bằng cách phẫu thuật, nẹp và ít nhất cần khoảng 3 tháng để lành.

Đối với người lớn, thường khoảng 6 đến 8 tuần thì xương đòn bị gãy lành lại, tuy nhiên có thể lâu hơn. Với trẻ em, thường mất khoảng từ 3 đến 6 tuần để xương lành. Vậy, gãy xương đòn bao lâu đi xe máy? Thông thường các trường hợp gãy xương đòn sau khoảng từ 3 - 4 tháng là có thể đi xe máy được và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, để hạn chế phần xương đòn bị chấn thương trở lại thì đợi đến khi vết xương gãy cần lành hẳn, người bệnh mới có thể hoạt động xương đòn lại bình thường.

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được 2Các trường hợp gãy xương đòn có thể đi xe máy sau khoảng từ 3 – 4 tháng

Mặt khác, với một số trường hợp xương đòn bị gãy phức tạp hơn thì thời gian liền xương sẽ diễn ra lâu hơn. Khi đó, người bệnh không được vận động quá mạnh hay cử động khớp tay để tránh trường hợp xương bị di lệch gây nguy hiểm cho bản thân.

Tốt nhất người bệnh nên đi tái khám đúng chỉ định để bác sĩ điều trị biết được tình trạng thực tại xương bị gãy đã lành hẳn chưa. Bác sĩ điều trị sẽ tư vấn tình trạng cụ thể sau mỗi lần tái khám và đưa ra những khuyến cáo phù hợp để giúp xương được nhanh lành hơn.

Một vài điều cần lưu ý khi bị gãy xương đòn

Không nâng tay

Trong vòng 4 tuần đầu người bệnh không nên nâng tay khi xương đòn bị gãy. Tuyệt đối không nâng tay quá 70 độ trong vòng 4 tuần của tháng đầu tiên theo các hướng khác nhau.

Không nâng vật nặng

Người bệnh không được cầm, nâng vật nặng quá 3 kg bằng tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau khi điều trị xương đòn bị gãy.

Chườm đá

Chườm lạnh là phương pháp giúp giảm đau sưng nề khi xương đòn bị gãy. Bạn nên chườm đá tại vùng khớp vai khoảng 15 phút/3 lần trong ngày ở tuần đầu tiên, sẽ giúp giảm được cơn đau nhức, sưng nề và hạn chế sự nhiễm trùng.

Gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được 3Chườm đá vùng xương đòn để hỗ trợ quá trình hồi phục

Sử dụng nẹp

Dùng nẹp dụng cụ nẹp xương đòn trong khoảng từ 3 - 4 tuần sau khi xương đòn bị gãy sẽ giúp xương lành nhanh hơn.

Giữ vai đúng tư thế

Khi đeo đai cố định, người bệnh cần chú ý giữ cho xương và cơ luôn được thẳng để tránh bị di lệch. Bệnh nhân cần phải chú ý tư thế của vai, không thả lỏng vai, không nhún hay xoay tròn vai khi đang mang nẹp.

Ngoài ra, cần thăm khám bác sĩ đúng hẹn, điều này sẽ giúp bạn kiểm tra và theo dõi tình trạng lành xương chính xác đồng thời giúp bạn biết được tình hình gãy xương đòn bao lâu đi xe máy lại được.

Trên đây là một vài thông tin giải đáp cho thắc mắc về việc gãy xương đòn bao lâu đi xe máy được. Người bệnh ngoài việc thăm khám và thực hiện đúng chỉ định thì cần chú ý trong sinh hoạt hằng ngày đê tránh làm cho tình trạng nặng hơn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024