Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/08/2022 20:08 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 195/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7995
Được cảm ơn: 2114
Làm mình nổi bật hơn trong thế giới ồn ào


Những bí kíp để mọi người không thể bỏ qua ý kiến, sự thể hiện của bạn nơi môi trường công sở. Chắc chắn sẽ có ích, đặc biệt với những "tấm chiếu mới trải" vừa ra trường.

Có thể bạn đã có một số mẹo nhất định trong việc làm bản thân trở nên nổi bật và đáng tin trong mắt mọi người. Ví dụ: xây dựng mối quan hệ với một đồng nghiệp đáng tin cậy - người có thể nhiệt thành “quảng cáo” bạn với người khác, hay tìm kiếm điểm chung với những người mà bạn muốn gây ảnh hưởng để họ coi trọng lời nói của bạn hơn.


Phải mất cả một quá trình để đạt được sự công nhận của số đông

Nhưng tựu chung lại, có 3 yếu tố để bạn trở nên nổi bật và được đánh giá cao hơn nơi công sở: đó là sự đóng góp được công nhận, sáng tạo có chất lượng và mạng lưới đồng minh hiệu quả.

Thông thái và tài năng thôi chưa đủ, bạn cần ít nhất 2 trong 3 yếu tố trên để đảm bảo các giá trị thực sự được tập thể công nhận.

Sự đóng góp được công nhận

Khi đánh giá năng lực một con người, cách nhanh nhất mọi người thường làm là tìm hiểu về trường đại học, bằng cấp, danh hiệu và các thành tích. Giống như nói bạn đã tốt nghiệp Bách Khoa, thì hầu hết mọi người sẽ nghĩ bạn hẳn là giỏi toán.

Tất nhiên có những ngoại lệ. Nhưng con người càng ngày càng ít thời gian để đánh giá người khác một cách kỹ lưỡng. Nên để ý kiến của bạn được mọi người lắng nghe và thực hiện, bạn cần những thứ hình thức như là sự công nhận của những người quan trọng, hoặc bởi những tổ chức uy tín trong ngành.

Ví dụ: viết bài cho một trang chuyên ngành mà mọi người trong nghề đều đọc là một cách tạo uy tín. Việc bạn đã từng làm cho một công ty hàng đầu trong ngành cũng là một bảo chứng tốt trong CV của bạn. Việc phụ trách một vai trò trong một hiệp hội nghề cũng cho thấy bạn được dân trong nghề tôn trọng. Bằng chứng xã hội như thế khiến mọi người cảm thấy không cần phải quá thận trọng về năng lực của bạn, vì bạn đã được công nhận bởi người khác. Điều đó khiến họ lắng nghe ý kiến ​​của bạn một cách cẩn thận và cởi mở hơn.

Sáng tạo nội dung độc quyền

Bạn không chia sẻ ý tưởng của mình thì bạn không được công nhận tên tuổi gắn liền với chúng. Không phải tự nhiên mà nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực xây dựng tên tuổi và uy tín bằng các trang blog, podcast hay kênh Youtube. Tạo nội dung - dù là âm thanh, video hay chữ nghĩa đều là cách mà các nhà lãnh đạo tương lai lựa chọn, nhằm nhiều mục đích.


Hãy thể hiện bản thân bằng các thế mạnh độc đáo trong sáng tạo

Đầu tiên, nó khiến bạn phải suy nghĩ một cách hệ thống và sâu sắc về các chủ đề nghề nghiệp, khiến bạn trở nên sắc sảo hơn. Thứ hai, nó mang lại cho bạn cơ hội kết nối với đồng nghiệp hoặc những người mà bạn có nhu cầu hợp tác, bằng cách phỏng vấn họ hoặc đơn giản là trích dẫn, nhắc đến họ trong bài đăng của bạn. Cuối cùng, phản ứng của đồng nghiệp, khách hàng với mỗi nội dung bạn sáng tạo chính là một hàn thử biểu để bạn biết quan điểm và nhu cầu của họ.

Và thực tế là khi bạn là người tạo ra nội dung, thay vì sao chép, trích dẫn người khác, bạn đã trở thành chuyên gia trong mắt nhiều người.

Mạng lưới đồng minh

Có một mạng lưới liên hệ rộng khắp và gắn bó có lợi không chỉ ở việc nhiều người sẽ ủng hộ bạn hơn.

Đầu tiên, việc tiếp cận với một nhóm người đa dạng sẽ giúp bạn thấy những quan điểm khác nhau, khơi dậy những ý tưởng mới cũng như đón nhận những phản hồi chu đáo để bạn tinh chỉnh ý tưởng của bản thân. Thứ hai, một mạng lưới rộng cho phép ý tưởng của bạn lan truyền nhanh hơn. Cuối cùng, mạng lưới gồm những người ủng hộ bạn cũng là một kiểu bằng chứng xã hội mạnh.

Với ba yếu tố trên, ngay cả khi môi trường làm việc của bạn bão hòa những nhân sự giỏi, bạn vẫn đảm bảo được tiếng nói của mình đáng được lắng nghe và tài năng của bạn có sự công nhận nhất định.

Nguồn ảnh: Pexels

Nguồn:  CareerBuilder.vn

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024