Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/06/2022 17:06 # 1
nguyenhonganh2
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/180 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 1545
Được cảm ơn: 0
Tìm ra thế giới phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất suốt 3 năm


Năm 2019, đài thiên văn của Trái Đất bắt được tín hiệu vô tuyến FRB 190520B cực kỳ mạnh mẽ và nó làm dấy nên mối tò mò lớn vì cứ lặp đi lặp lại.

Theo Science Alert, nguồn phát tín hiệu vô tuyến nhanh lặp lại mới được phát hiện đã làm sâu sắc thêm bí ẩn về điều gì có thể tạo ra những vụ bùng phát mạnh mẽ này.

FRB 190520B được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2019. FRB được gọi là "chớp sóng vô tuyến" với độ dài tính bằng mili giây, bùng sáng rực rỡ trong ánh sáng vô tuyến.

 

Tìm ra thế giới phát tín hiệu vô tuyến đến Trái Đất suốt 3 năm - 1
 

 

Vũ điệu của 2 ngôi sao neutron đang sáp nhập - Ảnh: MIT NEWS

Có nhiều nghi vấn được đặt ra quanh các chớp sóng vô tuyến. Theo các nhà khoa học, nó có thể đến từ một sự kiện bùng nổ trong không gian, ví dụ như sao neutron - "thây ma" của các ngôi sao khổng lồ - phát nổ hoặc va chạm, hoặc lỗ đen va chạm, hoặc thậm chí là tín hiệu từ một nền văn minh ngoài Trái Đất.

Giả thuyết về sao neutron hay lỗ đen vẫn được coi là khả dĩ hơn cả, tuy nhiên nếu đó đơn thuần là một vụ nổ, lẽ ra chớp sóng vô tuyến chỉ xuất hiện một lần. Quả thật trước giờ hầu hết chớp sóng vô tuyến các nhà khoa học bắt được đã diễn ra như vậy. Nhưng FRB 190520B không như thế.

FRB 190520B là 1 trong 3 nguồn phát tín hiệu vô tuyến đang được theo dõi đặc biệt bởi chúng liên tục lặp đi lặp lại một cách khó hiểu. "Những cái lặp lại có khác với những cái khác không?" - nhà vật lý thiên văn Kshitij Aggarwal từ Trường ĐH Tây Virginia (Mỹ) đặt vấn đề.

Những quan sát thực hiện bởi đài quan sát Karl G. Jansky Very Large Array (VLA) của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ, cho thấy một tập hợp các đặc điểm hấp dẫn. 

Nguồn gốc của tín hiệu cuối cùng đã được hé lộ: vùng ngoại ô của một thiên hà lùn rất cũ, cách chúng ta gần 4 tỉ năm ánh sáng.

Trước đó, các phép đo độ phân tán gợi ý rằng nguồn cách xa 8 đến 9,5 tỉ năm ánh sáng. Tuy nhiên, các phép đo độc lập về khoảng cách cho thấy thiên hà không xa đến vậy.

Tiến sĩ Aggarwal nhận định: "Điều này có nghĩa là có rất nhiều vật chất gần FRB có thể gây nhầm lẫn cho bất kỳ nỗ lực nào sử dụng nó để đo khí giữa các thiên hà. Mặt khác, điều này cho thấy rằng nguồn vô tuyến liên tục phát ra FRB nằm trong một môi trường plasma rất phức tạp, phù hợp với các đặc điểm của một siêu tân tinh phát sáng gần đây. Điều này cho thấy rằng dù nguồn là gì thì nó cũng được hình thành rất gần đây - một nguồn FRB "sơ sinh".

Nhà thiên văn học Di Li từ Đài quan sát thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi tiếp tục công nhận rằng FRB 121102 (một nguồn lặp lại khác được nghiên cứu trước đó) và FRB 190520B đại diện cho giai đoạn đầu của một quần thể FRB đang phát triển".

Tín hiệu đầu tiên từ FRB 190520B đến Trái Đất vào tháng 5-2019, được phát hiện bởi Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) ở Trung Quốc và được xác định tháng 11 năm đó nhờ một cuộc kiểm tra dữ liệu của FAST.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature.



Mr. HONG ANH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024