Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/04/2022 20:04 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
LẮNG ĐỌNG ÁNH DƯƠNG PHAI


Trong những khoảng thời gian của ngày, có lẽ khi chiều tà chậm bước tới trong buổi hoàng hôn thường là lúc lòng người ta vang vọng lên những điệu buồn khó tả. Thâm tâm lại phảng phất dư vị huyền ảo, vương vất mối sầu trong lời của bản nhạc “Chiều” được Dương Thiệu Tước phổ nhạc từ bài thơ cùng tên do Hồ Dzếnh cất bút. Khẽ thoáng mường tượng bóng người tiến về phía ánh dương phai, theo những vần thơ tựa như bài ca:

“Trên đường về nhớ đầy

Chiều chậm đưa chân ngày

Tiếng buồn vang trong mây”

Nỗi nhớ được mở ra rất đỗi mơ hồ, chẳng biết nhớ điều gì chỉ biết thương nhớ ấy chẳng vơi đi, chất chứa trong bước chân dần về cuối ngày. Thời gian vẫn lững lờ, điểm vào cảnh vật một chấm buồn rồi lan tỏa đến khôn cùng:

Chim rừng quên cất cánh

Gió say tình ngây ngây

Có phải sầu vạn cổ

Chất trong hồn chiều nay

Cái “ngây ngây” làm nên chút “ngà ngà” như của người thấm hơi men, làn gió chuếnh choáng dạo khắp muôn ngả chẳng hẹn mà gặp thi nhân vương lại muộn sầu. Liệu chăng cái sầu của muôn kiếp từ ngàn đời xưa thu lại trong khoảnh khắc một chiều tàn? Ta từng bắt gặp trong thơ Nguyễn Du điểm thời gian ngưng tụ cũng bởi mối sầu:

“Sầu đong càng lắc càng đầy

Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”

Chẳng thể đong đếm được nỗi buồn của ai lớn hơn, chỉ biết rằng, trong vũ trụ tuần hoàn ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm vội qua năm, có khi nào ta chợt ngoảnh lại ngắm nghía mối sầu của cổ nhân mà lòng mình trở nên chậm rãi. Ta trốn được những chóng vánh đời thường, gieo niềm giao cảm đồng điệu trân quý “những nỗi buồn rất đẹp”. Người vốn nghĩ nỗi buồn mang tới điều tiêu cực, sầu mãi biết tới lúc nào mới vui, nhưng hẳn sẽ không nghĩ rằng chỉ khi đi đến tận cùng của mối sầu mới có thể tháo gỡ lòng mình, ngân khúc hoan ca. Phiêu du mãi với cuộc đời này ta là một vị khách, lững thững dạo đi:

“Tôi là người lữ khách

Màu chiều khó làm khuây

Ngỡ lòng mình là rừng

Ngỡ hồn mình là cây”

Ta dừng bước bởi màu chiều buồn hoài chẳng dứt, như trở về với tấm lòng ta rộng lớn như cánh rừng, tâm hồn ta tựa cây xanh, đi mãi vẫn thấy mới mẻ cần khám phá và nâng niu, chăm chút. Nói cảnh nói tình vẫn là nói về lòng người buồn, ngước vọng ra ngoài thấy vạn vật “có vui đâu bao giờ”. Đến cuối cùng người cũng hé lộ niềm nhớ mơ hồ kia chính là nỗi “nhớ nhà”.

“Nhớ nhà châm điếu thuốc

Khói huyền bay lên cây”

Điểm nối kết câu chữ với dòng cảm xúc là sự huyền ảo, hư hư thực thực mà luôn cố hữu trong lòng. Như nỗi nhớ nhà vẫn thường trực, không thể ngó lơ đành mượn chút hư ảo, huyền hoặc của khói thuốc để giãy bày với chính mình, để thấy mình khi chân thành nhất, khi lòng quê, tình quê luôn ấm nóng nơi chân tâm mình.

-------------------

Tài liệu tham khảo:

Chiều- Hồ Dzếnh

Truyện Kiều- Nguyễn Du

________________

Chấp bút: Minh Châu

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024