Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/03/2022 21:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 191/400 (48%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7991
Được cảm ơn: 2114
Câu hỏi phỏng vấn "cao siêu" của Huawei khiến người ta nhận ra: Muốn nhận lương tiền tỷ/năm đâu dễ, tư duy ít ra phải "có tầm" cỡ này


Câu hỏi phỏng vấn "cao siêu" của Huawei khiến người ta nhận ra: Muốn nhận lương tiền tỷ/năm đâu dễ, tư duy ít ra phải "có tầm" cỡ này

“Một con trâu nặng 800kg và một cây cầu chịu 700kg. Làm thế nào để con trâu đi qua cầu?” Câu hỏi “mẹo” thường xuất hiện trong những truyện đố vui lại trở thành “rào cản” mà các ứng viên phải vượt qua nếu muốn được tuyển dụng tại Huawei - tập đoàn công nghệ hàng đầu.

Từ năm 2020, Huawei đã nổi tiếng với cơ chế trả lương “khủng” cho những nhân tài trẻ để vực dậy tập đoàn trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn của kinh tế toàn cầu nói chung. Ứng viên được lựa chọn đều có học vấn cao, năng lực hàng đầu, được nhiều công ty săn đón, được kỳ vọng sẽ trở thành “thiên tài” tạo ra nhiều giá trị mới. Tất nhiên, để tuyển được những người này, Huawei đã chấp nhận trả mức lương rất cao.

Cơ cấu lương dành cho những “genius teenagers” này được chia làm 3 mức độ khác nhau, cao nhất là 2,01 triệu NDT mỗi năm (khoảng 6 tỷ VND) và sẽ được đưa ra theo tổng lương nhận được trong 1 năm.

Điều này đã thúc đẩy nhiều ứng viên mong muốn được làm việc tại tập đoàn này. Tuy vậy, Huawei cũng cho thấy “ngưỡng cửa” không hề thấp trong quá trình tuyển dụng, cho dù ở bất cứ vị trí nào.

Để trở thành một thành viên trong các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, ứng viên không chỉ cần tài năng và học vấn xuất sắc mà còn phải am hiểu kiến thức xã hội, linh hoạt ứng biến với các tình huống bất ngờ xảy ra. Huawei nói riêng và cả ngành công nghệ nói chung đều từng đưa ra những câu hỏi phỏng vấn độc lạ, tình huống hóc búa để thử thách ứng viên.

Sau đây là một câu hỏi khá lạ lùng mà Huawei đưa ra cho các ứng viên trong buổi phỏng vấn của mình:

“Một con trâu nặng 800kg và một cây cầu chịu 700kg. Làm thế nào để con trâu đi qua cầu?”

Câu hỏi này đã trở thành đề tài nóng trên mạng, được nhiều "ứng viên online" bình luận sôi nổi, đưa ra câu trả lời.

Một số người thì tìm cách giảm tải trọng của con trâu, chẳng hạn như là cho trâu nhịn ăn, buộc bóng bay hydro vào người trâu, hoặc giết trâu rồi mổ thịt, chỉ lựa những phần tương ứng với 700kg…

Không ít người khác lựa chọn phương thức “lách luật” hơn, chẳng hạn như là "thả con trâu xuống nước, người trên cầu cầm dây thừng kéo con trâu qua sông".

Câu hỏi phỏng vấn cao siêu của Huawei khiến người ta nhận ra: Muốn nhận lương tiền tỷ/năm đâu dễ, tư duy ít ra phải có tầm cỡ này - Ảnh 1.

Nhiều ứng viên phải đau đầu suy ngẫm trước các câu hỏi tình huống "độc lạ" đến từ nhà tuyển dụng. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Tuy nhiên, các phương án này đều gặp phải vấn đề khi hỏi ngược lại. Chẳng hạn như, nếu dùng bong bóng hydro để làm giảm tải trọng con trâu vốn là 800kg, vậy cần bao nhiêu bong bóng để giảm còn 700kg? Chi phí để mua số bóng này là bao nhiêu? Liệu có nên sử dụng khoản chi phí đó để bù đắp vấn đề?

Hay là với phương án mổ thịt trâu, vậy khi mổ phải bỏ phần nào, lấy phần nào, làm sao để vừa đủ 700kg? Liệu mổ ra xẻ thịt thì giá trị của con trâu có còn nguyên hay không?

Trong số những đáp án này, có một ứng viên trở nên nổi bật hơn cả khi mạnh dạn liên kết câu hỏi với mô hình kinh doanh. Khi lấy trâu đại diện cho sản phẩm, cây cầu là kênh lưu thông hàng hóa, còn trọng lượng của trâu lại chính là giá cả sản phẩm.

Câu hỏi đặt ra là tìm cách giải quyết trọng lượng vượt quá khả năng tải của cây cầu, tương ứng với việc giá cả sản phẩm cao hơn sức chịu đựng của kênh lưu thông, sức mua của người tiêu dùng. Như vậy, có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Thứ nhất, khống chế giá thành sản phẩm, điều này đồng nghĩa với việc cắt bỏ thịt trên người con trâu. Khi trọng lượng giảm xuống thì cây cầu tức khắc có thể chịu được. Tuy vậy, cái giá phải trả là lợi nhuận thu về ít hơn, tương ứng với những phần thịt trâu mà chúng ta phải cắt bỏ đi.

Thứ hai, có thể giải quyết từ cây cầu, tức là khâu lưu thông hàng hóa. Cần phải tìm cách để cây cầu to hơn, vững chắc hơn, chẳng hạn như bỏ tiền ra để gia cố lại cây cầu. Nếu làm như vậy, toàn bộ con trâu có thể dễ dàng qua cầu, nhưng doanh nghiệp lại phải bỏ ra một số tiền để thực hiện điều đó. Ở mặt khác, phương diện này còn đem lại lợi ích lâu dài vì sau khi gia cố, rất nhiều con trâu khác đều có thể qua cầu mà không cần cắt gọt. Khi gia tăng lượng hàng hóa sẽ được lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp sẽ thu lại lợi ích từ đó.

Cách thứ ba là tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, hoặc lựa chọn một kênh lưu thông mới. Điều này giống như việc đi tìm một cây cầu khác, thậm chí là một phương thức khác thích hợp hơn để trâu đi qua. Suy nghĩ này tương tự với cách nghĩ “trâu có thể lội nước, sao cứ bắt nó phải đi trên cầu làm gì?”.

Có thể thấy, một câu hỏi tuyển dụng mang tính hình tượng đã dẫn tới rất nhiều trường hợp và nhiều kết quả khác nhau. Mỗi một giải pháp đưa ra đều có ưu và nhược điểm riêng biệt, tùy vào tính logic của mỗi ứng viên. Khi vấn đề trở thành tình huống trong thực tế sẽ càng rắc rối, phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn mới có thể giải quyết.

Câu hỏi phỏng vấn cao siêu của Huawei khiến người ta nhận ra: Muốn nhận lương tiền tỷ/năm đâu dễ, tư duy ít ra phải có tầm cỡ này - Ảnh 2.

Do đó, thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được sự hiểu biết, nắm vững chuyên môn và thị trường của mỗi người. Từ đó, họ mới dần dần cân nhắc những ứng viên thể hiện năng lực phù hợp với vị trí ứng tuyển này.

*Tổng hợp

 

 

Phương Thuý

Theo Trí thức trẻ



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024