Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/03/2022 17:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
Sao phải ngại khi xách túi ra về lúc 5h? Tan ca đúng giờ mới là có trách nhiệm với cả công việc và cuộc sống của bạn


Sao phải ngại khi xách túi ra về lúc 5h? Tan ca đúng giờ mới là có trách nhiệm với cả công việc và cuộc sống của bạn

Nếu công việc mang lại cảm giác thành tựu và là mục tiêu sống của bạn, bạn sẽ thấy cơ hội thể hiện bản thân quan trọng hơn việc mình có thể đi làm và tan làm đúng giờ hay không. Nhưng hầu hết mọi người đều mong có được cả hai.

Dù sau khi tan làm bạn có kế hoạch gì hay không, bạn cũng không nên lấy công việc làm lẽ sống. Ngoài công việc, bạn còn cuộc sống cá nhân, gia đình, bạn bè, không gian dành cho học tập và sở thích, tất cả đều cần thời gian.

Xung quanh bạn có nhiều người tan làm đúng giờ không?

H., một người mở các khóa học dạy người đi làm cách để làm song song nhiều công việc, đồng thời là tác giả sách bán chạy chia sẻ với tôi rằng cô hay nhận được tin nhắn tâm sự từ học viên, gần đây nhất là từ một nữ quản lý đã ngoài 50. Bà đã quá mệt mỏi: "Tôi không thể làm nổi nữa!". Bởi lẽ dù là trong thời gian bệnh dịch cần làm việc tại nhà, bà vẫn cần làm việc đến 13-14 tiếng mỗi ngày, điều này làm bà cảm thấy sức khỏe tâm lý của mình đang ở mức cực kỳ tồi tệ.

Trong lớp của H. có một học viên là nhà nghiên cứu, anh không thể tan làm trước 9-10 giờ tối mỗi ngày. H. quan sát thấy rằng khi ở trên lớp, anh ấy vừa nghe giảng vừa tổng hợp thông tin giới thiệu bản thân của các bạn vào file excel.

"Không phải năng suất làm việc của cậu ấy kém, cũng không phải cậu ấy không tự giác làm việc. Tôi không thể hiểu được tại sao cậu ấy phải tăng ca nhiều đến thế."

H. kể, cô ấy đã nhận gần 2000 học viên, đều là người đang đi làm, và rất hiếm khi có người tan làm đúng giờ.

Tại sao làm quá giờ không tốt?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thời gian làm việc tăng sẽ làm giảm năng suất làm việc.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), sau khi đã làm việc trong một khoảng thời gian nhất định, nếu số giờ làm việc tăng 10% thì năng suất sẽ giảm 2,4%; nếu số giờ làm việc mỗi ngày được giảm từ 9 tiếng đồng hồ xuống còn 8, năng suất sẽ tăng lên rõ rệt.

Ngoài ra người làm việc 11 tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn người chỉ làm 7-8 tiếng gấp 2,5 lần.

Tăng ca khiến người ta mệt mỏi và cô đơn, hơn nữa phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tăng ca, trong đó bao gồm cả các trường hợp làm việc mệt đến chết. Mỗi người đều có quyền từ chối làm việc đến chết, công việc là để mưu sinh, không phải để đưa bạn đi tìm cái chết.

Ai cũng muốn cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hãy bắt đầu từ việc tan làm đúng giờ.

Về đúng giờ không dễ, nhưng hãy tìm cho mình động lực và đi về đúng giờ

Hầu như tất cả chúng ta đều mong được tan làm đúng giờ, nhưng đấy quả thực không phải chuyện dễ.

Nhiều người không dám đứng lên ra về khi cả văn phòng chưa ai về, bởi vì người rời đi đầu tiên lúc nào trông cũng có vẻ lười biếng và dường như không quá để tâm đến công việc. Thậm chí ở nhiều công ty, người ra về đúng giờ còn phải chịu ánh nhìn dị nghị của người khác.

Nhưng hãy nhớ rằng, sự ngại ngùng và rụt rè này sẽ khiến bạn phải đánh đổi bằng thời gian quý báu của chính mình. Bạn thừa biết bạn không hề vô tâm, bạn làm việc rất tử tế, vậy thì tại sao phải cố nán lại câu giờ chỉ để chứng minh những điều vốn đã là thật?

Còn với những trường hợp ngập trong công việc không thể làm hết để mà về được, rất tiếc phải nói với bạn rằng, công việc hiện tại của bạn có vấn đề. Nó có vẻ không hợp với bạn cho lắm, vì nó quá khó, hoặc quá tải. Bạn có thể cân nhắc thêm để tìm cách thay đổi hiện trạng.

Đừng cố duy trì việc tăng ca thường xuyên, cái giá bạn phải trả thường luôn đắt hơn tiền lương tăng ca công ty trả cho bạn.

Theo Phương Anh

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024