Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/02/2022 18:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như "vịt nghe sấm": Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt


Rèn luyện kỹ năng Nghe môn Tiếng Anh không là điều quá khó nếu bạn 'nằm lòng' những nguyên tắc đơn giản: Trước – Trong – Sau khi luyện nghe.

 

 

"Đánh lụi" là cách mà học sinh, sinh viên thường làm đối với phần thi Nghe trong bài kiểm tra. Nghĩa là nghe loáng thoáng rồi đánh bừa hoặc cũng có người tích đại vào dù nghe chẳng hiểu gì. Đa số học sinh, sinh viên thường cố lấy điểm ở phần ngữ pháp và đọc hiểu, còn phần nghe thì đành ngậm ngùi "bó tay".

Trương Bảo Phúc - nam sinh một trường đại học trên địa bàn Hà Nội cũng rơi vào tình trạng trên, cậu bạn này học Tiếng Anh rất kém, đặc biệt là kỹ năng Nghe. Nhưng với mục tiêu tốt nghiệp đại học nhận tấm bằng Giỏi và nhận chứng chỉ IELTS đã trở thành động lực giúp Bảo Phúc "cày" Tiếng Anh quên ăn quên ngủ. Với kế hoạch chi tiết, cậu bạn đã cải thiện kỹ năng Nghe cấp tốc khiến bạn cùng lớp thán phục.

Hãy cùng học hỏi kỹ năng giúp đạt 7.5 IELTS phần Nghe từ Bảo Phúc nhé!

Đừng khiến việc nghe Tiếng Anh trở thành cơn ác mộng

Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là nỗi ám ảnh với nhiều người bởi họ thường rơi vào tình trạng: Nghe không hiểu gì, nghe câu được câu mất, khó nghe tiếng bản địa,… Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng này một cách thông minh, tập nghe có chọn lọc, tránh nghe thiếu thông tin bởi có thể dẫn đến hiểu lầm.

Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như vịt nghe sấm: Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt - Ảnh 1.

Kỹ năng Nghe trong Tiếng Anh là công cụ giao tiếp cần thiết trong xã hội. (Ảnh minh họa)

Bảo Phúc cho rằng một số nguyên nhân gây khó khăn trong việc nghe – hiểu Tiếng Anh gồm có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Đầu tiên, về nguyên nhân khách quan, chúng ta dễ dàng thấy người bản xứ nói nhanh, nói nuốt chữ, nối chữ, sử dụng các từ lóng hoặc các từ không thông dụng khiến việc nghe trở nên khó khăn. Ngoài ra, môi trường xung quanh có nhiều tiếng ồn cũng khiến nội dung nghe bị đứt quãng. Việc người nghe không nắm được chủ đề cuộc nói chuyện hoặc bài nói không quen cũng là một điều gây cản trở.

Bảo Phúc chia sẻ: "Còn về nguyên nhân chủ quan do người nghe chưa có nhiều kỹ năng cùng vốn từ vựng sâu rộng. Kiến thức hạn chế cũng khiến việc nghe Tiếng Anh như gặp ác mộng vậy!".

Bỏ túi bí kíp "vàng" để cải thiện kỹ năng Nghe

Trước khi nghe

Đầu tiên, Bảo Phúc chia sẻ chúng ta cần học cách phát âm Tiếng Anh chuẩn bởi nghe và nói là 2 kỹ năng có mối quan hệ tương trợ. Để nghe và nhận diện được từ vựng trong cuộc hội thoại, người học cần rèn cách phát âm chính xác. Hãy chủ động nghe – nói thường xuyên để trau dồi và mở mang nhiều điều thú vị. Ngoài ra, cần chủ động sửa lỗi phát âm giúp giảm bớt trở ngại khi nghe.

"Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid – 19 phức tạp khiến học sinh, sinh viên không thể đến trường. Tuy nhiên, học trực tuyến không có nghĩa là tương tác giữa giáo viên và học sinh giảm. Ngược lại, người học cần tự tin hơn qua ứng học Zoom và bày tỏ quan điểm, đưa ra thắc mắc nhiều hơn. Điều này giúp giảm tâm lý lo sợ, rụt rè", cậu bạn nói.

Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như vịt nghe sấm: Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt - Ảnh 2.

Suy nghĩ về thông tin sắp nghe giúp bạn hình dung được chủ đề và từ vựng liên quan. (Ảnh minh họa)

Điều thứ hai, bạn cần dự đoán nội dung trước khi nghe. Một phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả là không bao giờ tiếp nhận thông tin khi chưa có bất kỳ khái niệm gì về nó. Nói cách khác, trước khi nghe, bạn nên tập thói quen dự đoán nội dung của mẩu tin. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi: "Họ sẽ nói gì?", "Họ định làm gì?", điều này thúc đẩy não bộ hoạt động hết công suất để tìm câu trả lời.

Việc dự đoán không phải luôn chính xác nhưng khi suy nghĩ về chủ đề bài nghe, tất cả những từ vựng liên quan và kiến thức nền sẽ được tập hợp, giúp cho giai đoạn phía sau diễn ra thuận lợi.

Trong khi nghe

Bảo Phúc chia sẻ kinh nghiệm từ chính bản thân, việc đầu tiên, bạn cần lắng nghe ý chính của cả bài và lắng nghe nội dung cụ thể. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 khái niệm này và dùng một ý nào đó nghe được để suy ra toàn bộ nội dung chính của bài. Để phân biệt, bạn hãy chọn một ý nghe được và đặt nó ở vị trí trong bài (mở bài, thân bài, kết bài). Nếu ở bất kể vị trí nào, nội dung đó cũng khớp với nội dung xung quanh thì bạn đã tìm được ý tổng thể.

Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như vịt nghe sấm: Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt - Ảnh 3.

Xác định ý chính và những chi tiết của bài nghe qua sơ đồ tư duy. (Ảnh minh họa)

Cậu bạn cho biết: "Hãy tập thói quen ghi chú bởi sẽ giúp bạn ghi nhớ những điều chi tiết. Hãy ghi thật nhanh ra nháp hoặc dùng những từ viết tắt, ký hiệu để mô phỏng. Khi làm bài test , hãy cố gắng đọc hết các câu hỏi và gạch dưới từ khoá nhanh nhất có thể. Điều này giúp xác định được những điều phải nghe và những nội dung có thể lướt qua.

Tiếp theo, bạn phải phát hiện từ ngữ báo hiệu. Trước khi nói, sẽ có tín hiệu như: "Tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu 3 giai đoạn chính trong quá trình…". Như vậy, đằng sau từ "tiếp theo", "nói cách khác", chúng ta có thể nghe được nội dung cần thiết".

Sau khi nghe

Sau khi nghe, hãy không ngừng suy luận ý nghĩa. Đôi khi ngôn ngữ không trực tiếp thể hiện thông điệp của người nói và buộc ta phải suy luận thông qua mối quan hệ xã hội và bối cảnh bài hội thoại.

Kinh nghiệm đạt 7.5 IELTS từ người nghe Tiếng Anh như vịt nghe sấm: Nằm lòng 3 điều này thì khó mấy cũng thành dễ ợt - Ảnh 4.

Đọc và nghe lại thường xuyên là cách học từ vựng theo chủ đề.

Để dễ dàng đoán được "thông điệp ngầm", hãy chọn những nội dung gần gũi với đời sống hằng ngày như một bộ phim, gameshow, show truyền hình thực tế để rèn luyện. Thực ra, đây cũng là cách giúp bạn vừa học vừa được thư giãn.

"Tiếp theo, bạn cần nghe lại và đọc lại bản chữ viết. Đây là cách tuyệt vời để biến âm thanh trở nên quen thuộc. Khi đã quen dần với nhịp độ, cách phát âm đa dạng của người nói trong mọi hoàn cảnh, hãy đọc lại bài để học thêm từ vựng theo chủ đề. Khi vừa nghe vừa đọc lại sẽ giúp não bộ liên kết âm thanh ngôn từ, giúp ôn lại và củng cố từ vựng. Đồng thời học thêm được nhiều từ mới dưới dạng âm thanh", Bảo Phúc nói.

Theo Ứng Hà Chi

Theo Pháp luật và bạn đọc

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024