Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/01/2022 08:01 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
SUY NGHĨ SAI LẦM TỪNG KHIẾN MÌNH KHÔNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ


Trong các bài viết mình từng đăng tải về tài chính cá nhân cho người trẻ, mình nhận ra rằng vẫn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ về bản chất và thậm chí có một vài suy nghĩ sai lầm khi nhắc đến cụm từ “quản lý tài chính cá nhân”. Thành thật thì bản thân mình cũng đã từng mắc sai lầm tương tự. Nhưng sau quá trình học tập và tìm hiểu nghiêm túc thì mình đã thay đổi suy nghĩ cũng như tư uy của bản thân về đề tài này. Từ đó, mình tiết kiệm hiệu quả hơn, thu nhập cũng nhờ vậy mà tăng lên. Vậy những hiểu lầm đó là gì?

1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN LÀ PHẢI TRỞ NÊN “KEO KIỆT”

Nhiều bạn lầm tưởng rằng quản lý tài chính cá nhân phải đi kèm với sự keo kiệt, tằn tiện trong chi tiêu, tuy nhiên điều này không đúng. Tiết kiệm và quản lý tài chính cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng tiết kiệm không đồng nghĩa với việc bạn phải trở nên hẹp hòi.

Những người quản lý tài chính cá nhân tốt thường có khả năng đưa ra quyết định mua sắm thông minh. Cùng một mặt hàng, người tiết kiệm sẽ quan tâm đến giá trị món hàng còn người keo kiệt chỉ quan tâm đến giá của món hàng. Người tiết kiệm mong muốn mua được những món đồ ở mức giá tốt nhất nhưng cũng luôn sẵn sàng chi tiêu cho những món đồ mình cần vì họ suy nghĩ cho dài hạn. Trái lại, người bần tiện sẽ cố gắng mua mọi hàng hóa ở giá rẻ nhất, hoặc thậm chí là miễn phí mà không quan tâm nhiều đến giá trị lâu dài hoặc mức độ cần thiết của sản phẩm đó.

Nói cách khác, việc quản lý chi tiêu để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân không phải là lí do khiến bạn trở nên keo kiệt mà nó chỉ giúp cho bạn chi tiêu sáng suốt và có cân nhắc kỹ lưỡng hơn mà thôi.

2. CHỈ NHỮNG NGƯỜI THU NHẬP CAO HOẶC LỚN TUỔI MỚI CẦN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Các bạn trẻ khi còn là sinh viên hoặc mới bắt đầu sự nghiệp thường ngó lơ việc quản lý tài chính của bản thân vì tưởng rằng chỉ những người có lương cao hoặc lớn tuổi mới cần đến điều này. Nhưng thực tế là càng biết quản lý tài chính cá nhân sớm, bạn sẽ càng sớm đạt được tự do tài chính và yên tâm hơn với cuộc sống của mình. Điều này cũng sẽ giúp bạn tránh trường hợp sau này khi vướng bận gia đình, phải chịu thêm nhiều loại chi phí khác như phụng dưỡng bố mẹ mới tiếc nuối và ước “giá như mình bắt đầu tiết kiệm và đ.ầu tư” sớm hơn.

Nếu thu nhập của bạn thấp thì bạn lại càng phải biết quản lý tài chính cá nhân để đảm bảo “sức khỏe tài chính”, tránh tiêu xài hoang phí và nợ nần chồng chất.

Nói cách khác, thời gian hợp nhất để bắt đầu học cách tiết kiệm, phân bổ chi tiêu và đầu tư cho tương lai là ngay hôm nay. Đây đều là những thói quen có lợi và cần sự luyện tập dài hạn trong từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, ngay cả khi bạn đang ở độ tuổi 20s với thu nhập hạn chế.

Hơn nữa, sự phổ biến của các ứng dụng hay phần mềm hỗ trợ quá trình quản lý tài chính cá nhân như ngân hàng số, Google Trang tính, Excel giúp cho bạn trẻ dễ dàng tiếp cận quản lý tài chính cá nhân hơn bao giờ hết. Cá nhân mình đang sử dụng ứng dụng Tikop để thực hành tiết kiệm hàng tháng hoàn toàn không mất phí, thậm chí chỉ với 50k là mình có thể bắt đầu đ.ầu tư luôn.

Các nền tảng “thân thiện” miễn phí với genZ như Tiktok hay Instagram hay các diễn đàn và hội nhóm trên Facebook giờ không chỉ còn là nơi giải trí mà còn là nơi để bổ sung kiến thức về tài chính cá nhân lý tưởng.

Vậy tại sao bạn phải đợi thu nhập cao mới tiếp cận đề tài này nhỉ?

3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN KHIẾN CUỘC SỐNG THIẾU SỰ THÚ VỊ VÀ TRẢI NGHIỆM

Đây có lẽ là một trong những lo lắng thường gặp của người trẻ khi nói đến thắt chặt chi tiêu trong quản lý tài chính cá nhân. Quả thực, việc quản lý tài chính cá nhân đôi khi sẽ dẫn đến những quyết định mà người trẻ phải từ bỏ một vài thói quen chi tiêu cho một vài sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm nhất định. Tuy nhiên, bạn chỉ phải loại bỏ những trải nghiệm bị cho là không phù hợp với khả năng chi trả cũng như không tạo ra giá trị bền vững cho cuộc sống mà thôi. Trái lại, nếu bạn hiểu sự khác biệt giữa tài sản và tiêu sản thì bạn sẽ nhận ra rằng khi học về quản lý tài chính cá nhân, các bạn trẻ vẫn được khuyến khích đầu tư vào các hạng mục, trải nghiệm thú vị khác, có ý nghĩa hơn.

Chẳng hạn, thay vì bỏ tiền đi mua sắm Shopee hay uống trà sữa mỗi ngày, mình dành tiền để mua khóa học về Digital marketing, kiếm x.iền online đa nền tảng để tự xây dựng blog cá nhân từ đầu đến cuối (tên miền, hosting, plugin…) và có thu nhập thụ động đổ về luôn.

Như vậy, những sự “từ bỏ” kia là cần thiết cho kế hoạch tài chính dài hạn của mình mà vẫn đảm bảo mình có trải nghiệm thú vị, đáng nhớ riêng cho tuổi trẻ.

Hy vọng rằng các bài viết này đã mang đến cho bạn một góc nhìn mới về đề tài quản lý tài chính cá nhân. Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn sớm đạt được mục tiêu tài chính của bản thân trong thời gian tới!

Lưu ý: Bài viết được viết dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân nhằm mục đích tham khảo và không nên được coi là lời khuyên tài chính chính thống. Hãy đọc và áp dụng với bản thân sao cho phù hợp nhé!

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024