Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/01/2022 22:01 # 1
nguyenhonganh2
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 15/180 (8%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 1545
Được cảm ơn: 0
Bất ngờ phát hiện 'bằng chứng cổ xưa nhất' có thể thay đổi cả lịch sử loài người


Các nhà nghiên cứu đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra những dấu tích lâu đời nhất có khả năng sẽ kéo dài dòng thời gian của nhân loại thêm 30.000 năm.

Phát hiện mới có thể làm thay đổi lịch sử loài người. Ảnh: SWNS
Phát hiện mới có thể làm thay đổi lịch sử loài người. Ảnh: SWNS

Khám phá này có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng khảo cổ học, vì những di vật này chứng minh rằng con người hiện đại đã xuất hiện trên Trái đất trước khoảng 230.000 năm so với những gì chúng ta đã biết. Mặc dù hóa thạch, với tên gọi "Omo I", được phát hiện ở Ethiopia vào năm 1967, các nhà khoa học vẫn gặp khó khăn trong việc ước tính chính xác những hài cốt đó bao nhiêu tuổi.

Giờ đây, một nhóm chuyên gia quốc tế do các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge dẫn đầu đã xác định rằng hóa thạch này lâu đời hơn nhiều so với tính toán trước đây. Họ đã tìm ra điều này bằng cách xác định niên đại các dấu vết hóa học của lớp tro núi lửa được tìm thấy bên trên và bên dưới lớp trầm tích nơi những hóa thạch được tìm thấy.

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Céline Vidal, cho biết: "Sử dụng các phương pháp này, tuổi được chấp nhận chung của hóa thạch Omo là dưới 200.000 năm, nhưng vẫn còn rất nhiều điều không chắc chắn xung quanh con số này".

Trong dự án kéo dài 4 năm này, Tiến sĩ Vidal và các đồng nghiệp của bà đã cố gắng xác định niên đại của tất cả các vụ phun trào núi lửa lớn trong Khe nứt Ethiopia vào khoảng thời gian xuất hiện người Homo sapiens, thời kỳ cuối Trung Pleistocen.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các mẫu đá bọt từ trầm tích núi lửa và mài chúng xuống kích thước còn nhỏ hơn cả milimet. Tiến sĩ Vidal cho biết: "Mỗi vụ phun trào đều có dấu vết riêng của nó, bạn phải xác định chúng theo con đường magma. Sau khi nghiền đá, bạn giải phóng các khoáng chất bên trong, sau đó bạn có thể xác định niên đại của chúng và xác định dấu hiệu hóa học của thủy tinh núi lửa giữ các khoáng chất lại với nhau".

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Asfawossen Asrat, thuộc Đại học Addis Ababa ở Ethiopia, cho biết: "Xem xét kỹ hơn địa tầng của Hệ tầng Omo Kibish, đặc biệt là các lớp tro, chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy tuổi của những người Homo sapiens lâu đời nhất trong khu vực thêm ít nhất là 230.000 năm".

Đồng tác giả, Tiến sĩ Aurélien Mounier cho biết: "Không giống như các hóa thạch thời kỳ Trung Pleistocen khác được cho là thuộc giai đoạn đầu của dòng Homo sapiens, Omo I sở hữu những đặc điểm con người hiện đại rõ ràng, chẳng hạn như vòm sọ hình cầu và có cằm. Trên thực tế, ước tính niên đại mới khiến nó trở thành loài Homo sapiens lâu đời nhất ở châu Phi".



Mr. HONG ANH


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024