Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/11/2021 12:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Làm sao để ra quyết định liệu đã đến lúc cần nghỉ việc chưa: Hãy chờ tới khi tâm trí của bạn thực sự minh mẫn và tỉnh táo!


Làm sao để ra quyết định liệu đã đến lúc cần nghỉ việc chưa: Hãy chờ tới khi tâm trí của bạn thực sự minh mẫn và tỉnh táo!

Điều quan trọng là bạn phải có đủ sự can đảm để có thể chịu trách nhiệm với những quyết định chuyển việc của mình. Nếu bạn muốn từ bỏ một công việc nào đó, chỉ vì bị thôi thúc bởi những tình huống tạm thời như căng thẳng, kiệt sức hoặc xung đột với đồng nghiệp, thì tốt nhất bạn nên tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm từ những tình huống đó.

Bất kỳ công việc nào cũng đều sẽ có những lúc thăng trầm khác nhau. Nhưng làm thế nào để chúng ta biết được, đã đến lúc mình nên dừng lại và tìm kiếm một công việc mới hay chưa? Không phải ai trong chúng ta cũng muốn liên tục chuyển đổi công việc, tuy vậy, chúng ta cũng không thể phí hoài thời gian, công sức của mình chỉ để làm mãi một công việc vô nghĩa và khiến cho chúng ta luôn cảm thấy bế tắc. Vì vậy, làm thế nào để bạn chắc chắn rằng, mình đã đưa ra được một quyết định hoàn toàn đúng đắn?

Sau đây là một số những mẹo nhỏ để giúp bạn quyết định xem, đã đến lúc bạn thực sự cần nghỉ việc hay chưa.

Xác định rõ mục tiêu của bản thân: Bạn sẽ rất dễ bị kiệt sức khi đặt quá nhiều kỳ vọng vào một công việc nào đó và mong muốn nó sẽ đáp ứng được mọi nhu cầu của bạn. Thay vào đó, hãy xác định rõ, mục tiêu của bạn trong cuộc sống này là gì và bạn cần phải làm gì để thực hiện được nó. Từ đó, bạn sẽ có thêm động lực để vượt qua những khó khăn thử thách và nắm bắt kịp thời những cơ hội, để đạt được những điều mà mình mong muốn.

Xác định rõ nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy bị kiệt sức: Đôi khi thật khó để chúng ta có thể xác định được nguyên nhân của sự thất vọng hoặc thiếu gắn kết đối với công việc. Thủ phạm thực sự có thể chính là tình trạng kiệt sức của bản thân. Có rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau để có thể khiến cho chúng ta lâm vào tình trạng như vậy, ví dụ như sự nhàm chán của công việc, sức khỏe kém do không thường xuyên chăm sóc cơ thể, hoặc bạn đang phải đảm nhận một khối lượng công việc quá lớn chẳng hạn. Hãy tìm cách để tái tạo năng lượng cho bản thân như, tự thưởng cho mình một chuyến du lịch nghỉ dưỡng, tham gia vào một khóa học thiền định để giúp kiểm soát căng thẳng, hoặc tích cực tập thể dục thường xuyên hơn...

Cân nhắc xem điều gì sẽ khiến bạn muốn tiếp tục gắn bó với công việc hiện tại: Tăng lương cũng có thể là một lý do rất hấp dẫn. Tuy nhiên, thường sẽ có những yếu tố khác quan trọng hơn để bạn có thể cân nhắc xem, mình có nên tiếp tục ở lại làm việc nữa hay không. Hãy tưởng tượng xem, mỗi ngày bạn sẽ đến nơi làm việc với một tâm trạng như thế nào? Bạn sẽ giao tiếp và làm việc với đồng nghiệp trong công ty như thế nào? Hãy cho phép bản thân được mơ mộng về vai trò lý tưởng và trách nhiệm công việc của bạn.

Mạnh dạn chia sẻ với nhà tuyển dụng những mong muốn của bạn về nghề nghiệp: Mỗi người chúng ta đều làm chủ sự nghiệp của chính mình. Chúng ta đã chọn "hợp tác làm ăn" với công ty đã thuê mình, và vì vậy, tại sao chúng ta lại không bắt đầu một cuộc trò chuyện để chia sẻ về những kinh nghiệm, trách nhiệm và những triển vọng, cơ hội nghề nghiệp, những yếu tố sẽ góp phần khiến cho chúng ta muốn ở lại và gắn bó với công việc hơn. Đây không phải là việc bạn đưa ra tối hậu thư đối với những nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn đánh giá xem, những trải nghiệm và mong muốn của bạn có phù hợp với những gì mà công ty cần hay không.

Khám phá những sự lựa chọn nghề nghiệp khác: Việc trung thành, gắn bó với một công ty nào đó, thật sự là một điều rất buồn cười. Có thể cho rằng, người lao động thường sẽ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn với một công ty, nếu như họ được cung cấp việc làm ổn định, được đảm bảo lương bổng và các chế độ đãi ngộ khác. Tuy nhiên, ngày nay, với sự tái cơ cấu tổ chức thường xuyên của các doanh nghiệp, thật sự sẽ rất khó khăn để người lao động có được một công việc ổn định và lâu dài. Chính vì thế, họ thường sẽ có xu hướng nhảy việc và đối với họ mà nói, khái niệm "trung thành" với một công việc dường như không còn tồn tại nhiều. Công tác tuyển dụng và xu hướng tìm kiếm công việc của những người lao động hiện nay đã thực sự phản ánh rõ điều này. Hãy luôn sẵn sàng hành động để theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp và tìm ra cho mình một con đường phù hợp để sớm đạt được thành công.

Đừng từ bỏ chỉ vì bạn không hợp với một đồng nghiệp nào đó. Việc bạn rời khỏi công ty vì bạn không thể chịu đựng được một người nào đó, thật sự là một trong những lý do rất tồi tệ. Xác suất mà bạn sẽ gặp phải những kiểu người như vậy, tại những nơi làm việc tiếp theo, là khá cao. Hãy xem đó là một thử thách và là một cơ hội để bạn rèn luyện khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, và nâng cao kỹ năng giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Khi bạn đã có đủ kinh nghiệm, hãy cân nhắc xem bạn có nên chuyển sang làm việc ở một môi trường mới hay không?

Rời khỏi công ty cũ trong sự êm đẹp: Nếu bạn đã xác định rằng nghỉ việc là điều đúng đắn và cần thiết, hãy làm điều đó trong sự êm đẹp. Thông thường là hãy thông báo nghỉ việc trước 2 tuần hoặc nhiều hơn. Bạn sẽ có được rất nhiều lợi thế khi rời khỏi công ty cũ với một sự ghi nhận tích cực. Bạn không việc gì phải ngại khi yêu cầu người sử dụng lao động mới của bạn, sắp xếp linh hoạt lịch làm cho ngày đi làm đầu tiên. Một khi họ biết rằng, bạn là một người biết giữ cam kết và biết chia sẻ đồng hành với những khó khăn của nơi làm việc cũ, họ thường sẽ đánh giá bạn rất cao và tin tưởng bạn nhiều hơn.

Tóm lại, điều quan trọng là bạn phải có đủ sự can đảm để có thể chịu trách nhiệm với những quyết định chuyển việc của mình. Nếu bạn muốn từ bỏ một công việc nào đó, chỉ vì bị thôi thúc bởi những tình huống tạm thời như căng thẳng, kiệt sức hoặc xung đột với đồng nghiệp, thì tốt nhất bạn nên tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm từ những tình huống đó. Sau đó, khi trí óc thật sự tỉnh táo và minh mẫn, hãy cân nhắc cho hành động tiếp theo của mình.

 

Theo Thành Quân

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024