Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/11/2021 23:11 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Giải pháp ứng dụng phân tích CVP trong doanh nghiệp thương mại


Hiện nay, việc phân tích mối quan hệ CVP trong các DN thương mại ngày càng trở nên quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu các DN vận dụng linh hoạt mối quan hệ đó sẽ thu được lợi ích kinh tế như mong muốn, tận dụng được tối đa nguồn lực kinh doanh của mình. Tuy nhiên, hiện nay việc phân tích mối quan hệ CVP truyền thống mà các DN thương mại hiện đang sử dụng có nhiều hạn chế vì: Không xem xét đến chi phí sử dụng vốn, chi phí chìm, chi phí khác mà kế toán quản trị không xét đến của mỗi quyết định kinh doanh; Không xem xét đến cấu trúc tài sản cần cho mỗi quyết định; Không xem xét đến rủi ro của mỗi quyết định; Chưa xem xét đến chi phí cơ hội của từng phương án kinh doanh

Với các lý do trên, việc tính lợi nhuận chưa phải là con số chính xác, vì vậy tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

Về việc áp dụng hệ thống kế toán quản trị

Tại nhiều quốc gia, việc áp dụng kế toán quản trị trong DN không hề mới nhưng tại Việt Nam, kế toán quản trị mới chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán và Thông tư số 53/2006/TT-BTC ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, để phát huy hết thế mạnh, khắc phục những hạn chế của mình, các DN cần tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh cũng như áp dụng công tác kế toán quản trị và áp dụng như một hệ thống thiết yếu trong quá trình kinh doanh.

DN cần nhanh chóng phát phát triển và kiện toàn hệ thống xử lý thông tin hoạt động kinh doanh tự động hóa. Đây là điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tiền để áp dụng kế toán quản trị và kế toán quản trị chỉ có thể, tác động tích cực, hiệu quả với điều kiện xử lý thông tin hiện đại.

Về việc tăng doanh thu

Để tăng doanh thu, DN cần nắm vững nhu cầu thị trường, đánh giá vòng đời phát triển của sản phẩm; Tích cực khai thác nguồn hàng tốt, phương thức mua bán thuận tiện.

Về việc kiểm soát và giảm chi phí

Để quản trị chi phí hiệu quả, DN cần tập trung làm tốt việc: Tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho từng đơn vị trong toàn DN trong từng thời kỳ; Thiết lập một chính sách phân chia chi phí cùng các mức lợi nhuận hợp lý; Kiểm soát về việc sử dụng tài sản trong DN, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích; Thu nhập thông tin về chi phí thực tế và lập định mức chi phí; Phân tích biến động giá cả trên thị trường định kỳ.

Để cắt giảm chi phí được hiểu quả, DN cần, phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng để biết đâu là chi phí tốt, chi phí xấu; Xác định mức tồn kho hợp lý, dự toán tình hình thị trường, tránh sự gia tăng giá quá cao sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến chi phí, lợi nhuận; Lập dự toán chi phí ngắn hạn; Thực hiện công khai chi phí và đề ra những biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí.Ngoài ra định kỳ, DN nên tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để thường xuyên thấy được những biến động của lợi nhuận, qua đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm lợi nhuận, từ đó đề ra những biện pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, đồng thời phát huy tối đa những điểm mạnh sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.               




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024