Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/11/2021 00:11 # 1
thuphuong21
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 69/110 (63%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 09/10/2020
Bài gởi: 619
Được cảm ơn: 4
Các nhân tố tác động và các thách thức khi hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C.


Các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của doanh nghiệp

Có 03 nhóm nhân tố chính tác động đến hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Cụ thể là nhóm yếu tố môi trường kinh doanh, nhóm yếu tố thuộc về tổ chức và cuối cùng là nhóm yếu tố chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng

Nhóm yếu tố môi trường kinh doanh

  • Môi trường kinh tế - xã hội: Các yếu tố môi trường kinh tế - xã hội sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế sự mở rộng và phát triển thị trường B2C bởi các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, nhu cầu tiêu dùng của mọi người. Đồng thời nó còn là một trong những yếu tố hình thành tâm lý, thị hiếu của khách hàng.
  • Môi trường pháp lý: Các yếu tố môi trường pháp lý ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng tới vấn đề quản trị doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh các pháp nhân kinh tế luôn chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự thay đổi của các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh.
  • Môi trường công nghệ thông tin và an ninh mạng: Đây là yếu tố chủ chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh theo hình thức B2C bởi nó là nền tảng cho sự ra đời của mô hình B2C.
  • Môi trường tài chính liên quan đến hình thức kinh doanh B2C

Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức

Bao gồm các yếu tố chính như:

  • Loại hinh kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp
  • Văn hóa doanh nghiệp, đặc điểm của người lãnh đạo
  • Nguồn lực về tài chính, nhân sự, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin
  • Các yếu tố liên quan đến đặc tính sản phẩm

Nhóm yếu tố chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng

Có hai yếu tố chính trong nhóm yếu tố chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng cụ thể là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận:

  • Sự hữu ích cảm nhận: Là mức độ để một người tin rằng sử dụng hệ thống đặc thù sẽ nâng cao thực hiện công việc của chính họ.
  • Sự dễ sử dụng cảm nhận: là mức độ mà một người tin rằng có thể sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực.

Các thách thức khi ứng dụng mô hình B2C

Khi xây dựng trang web của doanh nghiệp trở được nhiều người biết đến và thân thiện với người dùng thì cũng cần giữ cho trang web dễ điều hướng hơn.Tức là, trang web cần phải được tối ưu hóa để thu hút lưu lượng truy cập của người dùng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) là một điều quan trọng để doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng cách vươn lên dẫn đầu trong bảng xếp hạng tìm kiếm trên Internet.

Người tiêu dùng thường sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… để tìm kiếm các sản phẩm mà họ quan tâm. Khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn các trang web hiển thị đầu các trang tìm kiếm. Nếu doanh nghiệp có trang web không được tối ưu hóa với các từ khóa sẽ mất đi lượng truy cập từ đó mất khách hàng.

Để đảm bảo chất lượng SEO, doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn bên lĩnh vực tiếp thị. Ngoài ra, các công ty có thể sử dụng các chiến thuật SEO để được xếp hạng trong trang đầu tiên.

Một thách thức nữa mà doanh nghiệp phải đối mặt đó là quá trình xử lý thanh toán. Mã hóa SSL cho mọi người biết rằng trang web không bị xâm phạm nhưng khách hàng vẫn còn khá do dự khi gửi thông tin về thẻ tín dụng của họ cho công ty. Các dịch vụ như Paypal hay Venmo có thể thực hiện xử lý thanh toán cho các nhà cung cấp trực tuyến và là giải pháp đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về mô hình kinh doanh B2C là gì, đây là một mô hình kinh doanh mà các doanh nghiệp cần đầu tư phát triển để bắt kịp xu thế của thời đại và tăng khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác. Hy vọng những kiến thức trên đây đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích về mô hình kinh doanh này. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn nữa nhé.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024