Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/10/2021 21:10 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
MẸO NHỎ GIÚP SINH VIÊN TÌM RA ĐÁP ÁN CHO VIỆC “KHÔNG CÓ ĐỊNH HƯỚNG”


“Không có định hướng” ở đây có thể hiểu là:

- Không biết mình thích gì? Muốn làm gì? Trở thành ai?

- Không biết liệu mình vào đúng hay sai ngành?

- Thích cái này nhưng mà cũng thích cái kia

Và chúng dẫn bạn đến một kết luận rằng: “Không biết bây giờ phải làm gì mới là tốt đây”

Là sinh viên Marketing, chọn ngành cũng vì thích từ năm lớp 10, không phải vì đám đông, mình từng nghi ngờ việc mình chọn Marketing chẳng lẽ là cảm giác “cả thèm chóng chán” ư?

Từ việc nghi ngờ cho đến tìm ra được định hướng, mình đã tốn mất 2 tháng (hoặc có lẽ hơn) để tìm ra câu trả lời. Mình đã đúc kết rất nhiều trong khoảng thời gian ấy và dưới đây chính là những điều ấy.

1. Biết được điều mình muốn

  • Mình không nói đến muốn công việc gì, muốn chọn ngành gì, muốn trở thành ai, mình nói ở đây: “Bạn muốn kiếm bao nhiêu tiền?”, “bạn muốn có cuộc sống như nào?”
  • Hãy đặt ra con số cụ thể, chia nhỏ từng số tiền và đặt ra thời gian có được nó rồi mới xét đến “Bạn nên làm gì để kiếm ra con số đó?”
  • Nếu bạn không lên kế hoạch cho mình thì bạn “sẽ nằm trong kế hoạch của người khác” (học được từ chị Thảo – founder của @caocaogram)

2. Thử các công việc bạn muốn làm, có thể bắt đầu từ sở thích

  • Cách nhanh nhất để tìm công việc khiến bạn THÍCH, làm việc trong một khoảng thời gian chính là biến sở thích thành một việc có thể kiếm tiền như chỉnh sửa video chẳng hạn
  • Trong quá trình thử đó bạn sẽ nhận ra mình có phù hợp để làm những việc đó về LÂU DÀI không, nếu chỉ đáp ứng bạn tạm thời thì chỉ nên làm để tích lũy kinh nghiệm thôi
  • Điều bất ngờ là trong quá trình bạn tìm hiểu về công việc đó, bạn sẽ tình cờ thấy một cơ hội khác dành cho bạn và có khi chính nó là điều bạn tìm thấy.

3. Tìm một người để dẫn dắt/ cho lời khuyên/định hướng

  • Một người dẫn dắt, mình hay gọi là mentor, tiêu chí đầu tiên mình chọn một mentor chính là “họ sở hữu điều mình muốn”, sau đó có thể xét đến kinh nghiệm, kỹ năng và yếu tố khác.
  • Mentor của mình hiện tại là chị Nhung Phùng, ngay khi xem profile của chị là mình bất ngờ thét lên liền: “ư mình cũng muốn được như vậy” - đó là lúc bạn biết bạn muốn điều gì rồi đó.
  • Nhưng không phải mình ào vào học chị liền, mình theo quy tắc “suy nghĩ kỹ trong 7 ngày trước khi ra quyết định” nhưng kéo dài đến 2 tháng (có lẽ vì quá mơ hồ :>>>), nhưng khi mình gặp khó khăn “không tìm được ngách” thì cũng là lúc mình biết mình cần được giúp đỡ và để được người ta sẵn sàng trao đi kinh nghiệm thì buộc mình phải bỏ tiền ra.
  • Cá nhân mình “cái gì có thể bỏ tiền để có thì nên làm” nhằm để tiết kiệm thời gian tự học, đối với mình “thời gian rất quan trọng” và mình không chấp nhận việc tự học trong khi bản thân không có lộ trình rõ ràng.

4. Đọc sách, xem video, đọc blog về chủ đề quan tâm

  • Nghe thì có vẻ sáo rỗng nhưng khi mơ hồ về tương lai, mình chọn làm những việc ấy vì mọi thứ hầu hết được chia sẻ dưới góc nhìn của những người có kinh nghiệm, đã từng trải.
  • Một khi làm những việc này, chúng sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc tìm ra đáp án, dù nó chỉ nằm trong một dòng chữ hay một lời nói.
  • Cách này còn tùy vì có lẽ bạn không thể nhìn ra hết được ẩn ý của người nói (hoặc người viết) vậy nên khuyến khích bạn hãy làm nhiều lần, mỗi lần đọc (hoặc nghe) là mỗi cách suy nghĩ khác nhau đấy.

Tóm lại, bạn sẽ mãi chẳng biết được mình muốn gì, thích gì cũng như chẳng bao giờ biết được cơ hội sẽ đến với bạn nếu bạn không bắt đầu và hành động.

Bạn có thể viết hết mọi điều mình muốn trên giấy, mơ về mọi thứ mình thích nhưng nếu bạn không bắt đầu thì nó vẫn mãi ở trên giấy và giấc mơ cũng chỉ là giấc mơ.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024