Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/08/2021 21:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Hiểu đúng về sốc phản vệ sau khi tiêm Vaccine ngừa COVID-19


Sốc phản vệ là gì?

Theo sinh lý, phản vệ là một phản ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân gây dị ứng. Phản ứng này có thể xuất hiện ngay lập tức, vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với tác nhân. Một số trường hợp phản vệ 2 pha hay phản vệ muộn có thể lên đến 72h. Tuy nhiên rất hiếm gặp. Thông thường phản vệ xảy ra rất nhanh và rầm rộ ngay sau khi tiếp xúc. Trong đó, sốc phản vệ được xem là mức độ nặng nhất với những biểu hiện giãn mạch toàn hệ thống và co thắt phế quản. do đó, thể phản vệ này có thể gây tử vong chỉ trong vài phút.

Các giai đoạn sốc phản vệ

Sau khi tiếp xúc với những dị nguyên, cơ thể sẽ hình thành những phản ứng nhất định. Cụ thể, sốc phản vệ sẽ trải qua 3 giai đoạn đáng lưu ý:

Giai đoạn mẫn cảm

Đây là giai đoạn cơ thể tiếp xúc dị nguyên. Một cách dễ hiểu, dị nguyên là những tác nhân bên ngoài có khả năng gây dị ứng sau khi tiếp xúc. Lúc này, các kháng thể đặc hiệu bắt đầu được sản sinh để chống lại những chất lạ xâm nhập cơ thể. Nếu những dị nguyên này có hại thì đây là phản ứng hữu ích, bảo vệ cơ thể. Nhưng trong tình huống khác, hệ miễn dịch phản ứng quá mẫn sẽ gây ra dị ứng.

Giai đoạn mẫn cảm bắt đầu từ khi cơ thể tiếp xúc dị nguyên
Giai đoạn mẫn cảm bắt đầu từ khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố từ bên ngoài

Giai đoạn hóa sinh bệnh

Những dị nguyên kết hợp kháng thể IgE từ tế bào plasma sẽ giải phóng nhiều loại hoạt chất trung gian: serotonin, histamin,…

Giai đoạn sinh lý bệnh

Các chất trung gian kể trên sẽ làm giãn mạch, hạ huyết áp, co thắt phế quản gây nên khó thở, đau đầu, chóng mặt, đau thắt bụng, thậm chí là suy hô hấp cấp và hôn mê. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất, đe dọa tính mạng.

Tất cả những giai đoạn của sốc phản vệ đều cần xử trí ngay.

Biểu hiện sốc phản vệ

Sốc phản vệ được chia thành 4 mức độ theo mức độ nghiêm trọng tăng dần. Nhưng cần biết rằng phản ứng này có thể tiến triển rất nhanh và không theo thứ tự.

Mức độ nhẹ ( độ I)

Ở mức độ này, sẽ có những biểu hiện ở da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mề đay, mẩn đỏ lan rộng kèm ngứa, viêm kết mạc, sưng mắt, môi, lưỡi mặt hoặc tứ chi.

Mức độ nặng ( độ II)

Sốc phản vệ được xem là nặng hơn khi có trên 2 biểu hiện ở bất kì cơ quan. Bao gồm: thở nhanh nông, khó thở, tức ngực, khàn tiếng, tăng tiết dịch tại mắt-mũi-miệng, đau bụng, nôn, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, hay loạn nhịp.

Mức độ nguy kịch ( độ III)

Lúc này các biểu hiện xuất hiện ở mức độ nặng hơn ở đường thở, ý thức và tuần hoàn như là:

  • Tại đường thở: cảm giác đóng hay thắt cổ họng, tiếng rít tại thanh quản, phù vùng thanh quản, thở nhanh, khò khè, rối loạn nhịp thở.
  •  Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, tím tái, rối loạn cơ tròn.
  • Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.
Những dấu hiệu của sốc rất rầm rộ trong đó có tụt huyết áp
Những dấu hiệu của sốc rất rầm rộ trong đó có tụt huyết áp

Mức độ ngừng tuần hoàn (độ IV)

Đây là giai đoạn nghiệm trọng nhất khi mà người bệnh ngừng hô hấp và ngừng tuần hoàn.

Dù ở giai đoạn, người bị sốc phản vệ đều cần được  xử trí khẩn cấp tại cơ sở y tế gần nhất.

Nguyên nhân gây sốc phản vệ

Nhìn chung, các nguyên nhân gây sốc phản vệ rất khó xác định. Đây là một trong những phản ứng không thể lường trước được. Bất kỳ yếu tố nào cũng có thể là tác nhân lạ đối với mỗi người. Đồng thời, cơ thể con người có thể trải qua các giai đoạn sinh lý sau khi tiếp xúc.

Tác nhân gây sốc phản vệ

Thuốc

Theo thống kê, các loại thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm (non steroid – NSAID), thuốc giãn cơ, thuốc gây tê, thuốc gây mê là những tác nhân phổ biến nhất. Trong đó, tiêm kháng sinh penicillin hay gặp nhất. Bên cạnh đó, vaccine cũng có thể là một tai biến không thể lường trước được trong y khoa.

Trong thời gian triển khai vaccine phòng COVID-19, đã có 1 trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm chủng AstraZeneca. Tuy nhiên, theo kết quả giám định, nguyên nhân thực sự là sốc phản vệ này xảy ra trên nền cơ địa dị ứng non-steroid. Vì thế, đây là tai biến y khoa hiếm và tùy cơ địa dị ứng.

Thức ăn

Mặt khác, có những người dễ mẫn cảm hơn với một số loại thức ăn. Nếu như khi ăn trứng, lạc (đậu phộng) hay các loại hải sản mà bạn có những biểu hiện kể trên, bạn nên ngừng ăn và cần được xử trí ngay.

Phấn hoa, lông chó mèo

Bạn có biết phấn hoa hay lông chó mèo đôi khi một một tác nhân gây cơ thể dị ứng, hoặc nếu quá mẫn sẽ gây sốc phản vệ. Chỉ cần vô tình hít phải dị nguyên này, bạn cũng có thể có triệu chứng như mề đay, mẩn ngứa,…

Ai là người dễ bị sốc phản vệ?

Ắt hẳn mọi người sẽ lo lắng rằng khi được chích vaccine có nguy hiểm hay không. Câu hỏi này hoàn toàn có cơ sở vì đã có trường hợp sốc phản vệ do chích vaccine. Tuy nhiên, cần làm rõ rằng đó là trường hợp sốc phản vệ trên nền dị ứng non-steroid . Vì thế, có thể nói rằng vaccine không hẳn là tác nhân chính gây nên tai biến. Không có bất kì một nhóm đối tượng cụ thể nào sẽ nguy cơ bị nhiều hơn.

Tiêm vaccine không phải là yếu tố nguy cơ của sốc phản vệ
Tiêm vaccine không phải là yếu tố nguy cơ của sốc phản vệ

Dẫu vậy, có những đối tượng không chích vaccine như những người dị ứng phản ứng phản vệ từ mức độ 2 trở lên. Đồng thời, tại Việt Nam, những người đang cho con bú và phụ nữ mang thai thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Mức độ an toàn của các loại Vaccine

Trong thời gian dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ toàn cầu, có ít nhất 17 loại vaccine được nghiên cứu. Trong đó, có 7 loại đã được WHO phê duyệt đưa vào Danh sách sử dụng khẩn cấp. Bao gồm: Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP của Sinovac.

Bên cạnh đó, WHO vẫn đang giám sát hiệu quả của các vaccine trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng các biến thể đáng lo ngại. Các dữ liệu tính đến ngày 6/8 cho thấy vaccine vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh Covid19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh triệu chứng.

Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, hãy tiêm bất kỳ loại vaccine có sẵn khi đến lượt. Và Việt Nam cũng vậy, “vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”. Vaccine giúp bảo vệ bạn và tất cả những người xung quanh bạn. Vaccine sẽ giúp làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.

Xử trí sốc phản vệ ngay khi được phát hiện

Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm toàn cơ thể cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân là 30 phút. Nếu sau khoảng thời gian này, sốc sẽ gây nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Cấp cứu người bệnh đầu tiên cần nâng cao chân để giúp lưu thông máu. Đảm bảo bệnh nhân cảm giác thoải mái. Nếu bệnh nhân ngừng thở cần cấp cứu hô hấp khẩn cấp. Đồng thời, cần liên hệ xe cấp cứu hỗ trợ càng sớm càng tốt.

Xử trí sốc phản vệ cấp cứu thường dùng nhất là epinephrine (hoặc adrenaline). Thuốc cung cấp 1 liều, tiêm tự động nhanh vào cơ thể. Khi được tiêm kịp thời, các dấu hiệu đe dọa của sốc phản vệ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Những mốc thời gian cần theo dõi sau khi tiêm

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật đã khuyến nghị các thời điểm theo dõi sau khi tiêm chủng vaccine:

Theo dõi 30 phút cho tất cả mọi người tiêm vaccine. Tại nơi tiêm chích: bạn cần giữ khoảng cách an toàn theo 5K. Thư giãn đồng thời báo bác sĩ ngay nếu có bất kỳ bất thường nào (trường hợp này rất hiếm).

Người bị tăng huyết áp hay mới biết huyết áp hơi cao khi khám sàng lọc cần đo huyết áp mỗi 4 đến 6 giờ trong 24 giờ đầu sau chích.

Sau 4 ngày, bạn vẫn còn đau nơi chích hoặc cảm giác nặng, đau vùng khác hoài, cần đi khám hay gọi điện thoại tư vấn. Đường dây nóng Bộ Y tế: 19009095.

Sau khi chích, người được chích có bị “hành” hay không thì tùy thể trạng. 6 tiếng đầu sau chích, bệnh nhân sẽ phấn chấn, vui vẻ. Tuy nhiên, sau 6 tiếng, người được chích sẽ cảm thấy gai gai sốt, khó chịu, khó ngủ.

Dẫu vậy, những cảm giác này sẽ hết trong vòng 24 đến 48 tiếng sau đó. Hiếm ai phải trải qua đến 72 tiếng. Hiện tượng này cho thấy sự dung nạp vaccine.

Người đã được chích cần ngồi theo dõi 30 phút sau khi tiêm
Người đã được chích cần ngồi theo dõi 30 phút sau khi tiêm để đảm bảo an toàn.

Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine là một tai biến y khoa không thể dự báo trước. Tuy nhiên nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ điều gì, bạn cần cẩn trọng khi tiêm. Cần khai báo đúng theo yêu cầu trước khi tiêm chủng. Đồng thời, tiêm chủng ở nơi uy tín để có những biện pháp xử trí thích hợp. Vaccine sẽ tạo miễn dịch cộng đồng, giúp hạn chế gia tăng số ca mắc. Hy vọng cả nước ta sẽ sớm đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024