Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/08/2021 20:08 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Ăn nhiều gạo có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường không? Ngược lại mới đúng


Bệnh tiểu đường ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ. Để phòng bệnh, việc hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều carb là rất quan trọng. Gạo cũng là 1 loại thực phẩm nhiều carb, tuy nhiên, không phải tất cả các loại gạo đều làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Ngày nay, bệnh tiểu đường, một căn bệnh mãn tính, đã trở thành "đại dịch toàn cầu" đối với cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Nếu nó không được kiểm soát một cách thích hợp thì có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim, bệnh thận, mù lòa và các biến chứng khác.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy, để tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này, bạn nên chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Việc ăn một số loại thực phẩm có thể làm tăng lượng đường trong máu và mức insulin là tác nhân chính thúc đẩy tình trạng viêm và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Trong 3 loại chất dinh dưỡng đa lượng cung cấp năng lượng cho cơ thể con người gồm carbs, protein và chất béo thì carbs có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu của bạn. Điều này là do chúng được phân hủy thành đường hoặc glucose và được hấp thụ vào máu.

Ăn nhiều gạo có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường không? Ngược lại mới đúng - Ảnh 1.

Ảnh: The Indian Express

 

Carbs bao gồm tinh bột, đường và chất xơ. Tuy nhiên, chất xơ không được tiêu hóa và hấp thụ theo cách tương tự như 2 loại carbs còn lại, vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu.

Trừ đi lượng chất xơ trong một phần thức ăn bạn sẽ tính được lượng carb thực mà cơ thể hấp thụ. Ví dụ, nếu một cốc rau trộn chứa 10g carbs và 4g chất xơ, thì lượng carb thực mà bạn hấp thụ vào cơ thể là 6g. 

Do đó, muốn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải tránh các loại thực phẩm và đồ uống chứa nhiều carb. Gạo cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều carb, tuy nhiên, không phải loại gạo nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Dưới đây là 2 loại gạo thậm chí còn giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

1. Gạo lứt

Theo tờ Healthline, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt thường được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không giống như gạo trắng chỉ chứa phần nội nhũ tinh bột, gạo lứt vẫn giữ được lớp mầm và lớp cám giàu chất dinh dưỡng của hạt, phần duy nhất bị loại bỏ là vỏ cứng bên ngoài.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng, nhưng gạo lứt vẫn giàu carbs. Do đó, bạn có thể tự hỏi liệu nó có an toàn cho những người mắc bệnh tiểu đường hay không và liệu nó có giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh?

Ăn nhiều gạo có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường không? Ngược lại mới đúng - Ảnh 2.

Ảnh: Pinterest

Nhờ hàm lượng chất xơ cao, gạo lứt đã được chứng minh là làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người thừa cân, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Ngoài những lợi ích tiềm năng của nó đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo lứt thậm chí có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 ngay từ đầu.

Một nghiên cứu ở 197.228 người trưởng thành đã liên kết việc ăn ít nhất 2 phần gạo lứt mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, chỉ đổi 1/4 cốc (50g) gạo trắng bằng gạo lứt có thể làm giảm 16% nguy cơ mắc tình trạng này.

Mặc dù cơ chế chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng người ta cho rằng hàm lượng chất xơ cao hơn trong gạo lứt ít nhất cũng đóng góp 1 phần vai trò trong hiệu quả tích cực này. Ngoài ra, gạo lứt có hàm lượng magie cao cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

 

2. Gạo hữu cơ Thần nông Ong biển

PGS. Trần Đăng Xuân, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh, Đại học Hiroshima (Nhật Bản) đã khẳng định việc ăn một lượng gạo Ong Biển nhất định hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh gút, tim mạch, béo phì… và đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Điều này là do trong gạo Ong biển có chứa 2 hợp chất Momilactone A & B. Nhóm nghiên cứu của PGS. Xuân đã tìm ra cơ chế hoạt động ức chế α-amylase và α-glucosidase của hai hợp chất Momilactone A và B (viết tắt là MA và MB), đồng thời kiểm tra hoạt tính chống tiểu đường dựa trên các thí nghiệm “in vitro” về ức chế hoạt động của các enzyme chính có trong bệnh này.

Ăn nhiều gạo có làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường không? Ngược lại mới đúng - Ảnh 3.

Ảnh: ongbien.vn

Kết quả cho thấy cả MA và MB đều có hoạt tính ức chế cao vượt trội so với chất ức chế chuẩn như acarbose - chất được bán thương mại và sử dụng rộng rãi trong điều trị tiểu đường. Chúng cũng thể hiện hoạt tính sinh học và hóa học mạnh mẽ ở nồng độ phản ứng thấp hơn so với một hợp chất phenolics nổi tiếng là gallic acid. 

Từ đó, PGS. Xuân đưa ra kết luận: "MA và MB là các hợp chất tiềm năng chống tiểu đường mới thông qua khả năng ức chế hoạt động của các enzymes liên quan đến bệnh này.

Dựa vào kết quả nghiên cứu "in vitro", PGS. Xuân và cộng sự khẳng định việc ăn một lượng gạo Ong biển nhất định hàng ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu

 



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024