Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/07/2021 23:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Không giỏi giao tiếp thì đừng biến mình thành trò cười


Không phải ai sinh ra cũng có khả năng giao tiếp trong công việc cũng như đời sống. Đó là do người ta biết cách học hỏi, trau dồi và quan sát.

Bạn có thể kém trong khả năng diễn đạt nhưng đừng khiến bản thân mình thành trò cười.

Tuyệt đối không làm nhiều việc một lúc khi đang giao tiếp

Nếu bạn đang không tập trung, bạn nên dừng lại, không tham gia vào cuộc họp hay cuộc nói chuyện đó nữa.

Bạn không thể vừa nghĩ ngợi việc cá nhân, vừa làm mọi cách để nói chuyện công việc để vừa ý sếp được. Sau khi đã nghĩ xong một việc, mới tiếp tục cuộc nói chuyện hoặc cuộc họp.

Đừng để bản thân rơi vào trạng thái người ta nói một chủ đề, bạn lại bình luận về một chủ đề khác. Như vậy là rất thiếu tôn trọng đối phương.

Đừng tự cho mình luôn đúng

Nếu bạn không tán thành ý kiến của sếp, khách hàng, đồng nghiệp, đừng vội chỉ trích hay cãi lại họ. Muốn thể hiện quan điểm cá nhân, hãy về nhà viết nhật ký, hoặc viết cho ai đó chứ đừng thể hiện ra ngay lúc đó.

Điều đó hoàn toàn gây bất lợi cho bạn, vì bản thân bạn không thể chắc chắn rằng mình hiểu tính cách của đối phương bao nhiêu phần trăm.

Trước khi bớt thù thì phải thêm bạn trước đã. Bởi cái mà họ đang nói chuyện một cách trôi chảy chứng tỏ họ đã tìm hiểu về nó, có đam mê về nó, đừng khiến họ mất hứng.

Tích cực sử dụng các câu hỏi mở

Thay vì những câu hỏi khó phức tạp kiểu tra xét, hãy hỏi những câu mang tính gợi mở như là ai, làm như thế nào…

Bởi như vậy bạn sẽ có rất nhiều câu trả lời thú vị hơn những gì bạn tưởng tượng.

Bạn không hiểu về vần đề đó một cách rõ ràng, những câu hỏi mở sẽ giúp bạn tận dụng được các kiến thức liên quan mà cũng biến đối phương thành người thầy giáo, họ sẽ cảm thấy hài lòng.

Nói chuyện tự nhiên nhất có thể

Đừng gò bó bản thân bởi những câu chuyện không phù hợp, hãy tận dụng những thứ xuất hiện trong đầu bạn một cách tự nhiên nhất. Chỉ như vậy khách hàng hoặc người đối diện sẽ thấy bạn rất khiêm tốn và thật thà.

Có thể bạn đang nói chuyện về một vấn đề gì đó, bạn chợt nhớ ra rằng mình đã gặp một người nào đó liên quan bạn nên hỏi về họ.

Thành thật thừa nhận bản thân mình không biết vấn đề đó

Việc này thực sự không dễ dàng gì nhất là đối với những người có lòng tự trọng cao. Thế nhưng đừng quên rằng, giấu dốt trong giao tiếp là một sai lầm.

Bạn chỉ tiếp xúc với họ một lần, bạn cũng sẽ chỉ hỏi mọi chuyện một lần, nếu bỏ qua sẽ không có lần thứ hai.

Đừng dại dột đánh trống lảng hoặc bàn về những vấn đề không liên quan, chỉ những người ngu dốt mới làm việc đó và khiến vấn đề đang bàn trở về ngõ cụt.

Đừng áp đặt kinh nghiệm của bản thân lên người khác

Bạn cũng từng trải qua những việc như họ. Nhưng thực sự là cảm xúc của từng người khác nhau. Ví dụ đơn giản bạn mất người thân, bạn đừng so sánh việc bạn mất người thân với họ.

Người ta đang bức xúc với công việc, bạn vội vàng kể về công ty của mình… Đó là cách làm hoàn toàn sai lầm.

Bởi chẳng có trải nghiệm nào giống nhau và cũng chẳng có các nhìn nhận nào giống nhau cả. Mỗi người một suy nghĩ có cách đón nhận nó cũng khác nhau.

Không lặp đi lặp lại một vấn đề

Chẳng ai thích lần nào gặp cũng phải nghe đi nghe lại một vấn đề. Vì làm như vậy bạn khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Cứ bàn đi bàn lại một việc cũng làm bạn bị luống cuống và không biết mở ra các câu chuyện khác. Các mối quan hệ cũng dần tẻ nhạt đi.

Bớt đi các chi tiết rườm rà

Đối với những điều đặc biệt quan trọng, hãy giảm bớt những chi tiết không cần thiết. Ví dụ về số lượng, thông tin nhân vật…

Sự thực thì không ai quan tâm đến nó đâu. Đa phần họ quan tâm đến kết quả cuối cùng là gì mà thôi. Họ muốn bạn nghĩ gì về nó nhiều hơn là nó xảy ra như thế nào.

Những thứ mang tính phụ họa chỉ cần thiết cho các cuộc tán gẫu và thổi phồng lên giúp buổi giao lưu thêm phần thú vị.

Lắng nghe là yếu tố quan trọng nhất

Nếu bạn mở miệng nói mà không thu được gì thì thà bạn lắng nghe còn hơn. Bạn phải có giao tiếp hai chiều để cảm nhận được đối phương đang hướng đến gì, hai người có chung ý tưởng hay không.

Bạn nói bạn nắm đằng chuôi nhưng không có nghĩa là bạn đang nhận được sự quan tâm của người khác.

Bạn lắng nghe bạn mới cho họ thấy sự tôn trọng của bạn với họ, họ cũng sẽ trao lại sự tôn trọng đó cho bạn.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024