Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/07/2021 02:07 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
9X tự cải thiện phát âm để đạt 9.0 Speaking


Nghe người bản ngữ nói nhiều và tự nghiên cứu quy tắc phát âm giúp Lê Thùy Linh cải thiện điểm thi nói IELTS từ 7.5 lên 9.0.

Thùy Linh đạt 8.5 IELTS, trong đó 3 kỹ năng được 9.0 ở lần thi năm ngoái. Sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội, năm 2018 Linh bắt đầu thi IELTS và từ đó hàng năm đều tham dự một lần để cải thiện kết quả thi. Ngoài lần đầu đạt 8.0, hai lần sau điểm số của Linh đều 8.5. Hiện cô dạy tiếng Anh ở Hà Nội. Linh chia sẻ cách cải thiện điểm Speaking từ 7.5 lên 9.0.

1. Chọn nguồn nghe và nhại lại (phương pháp Shadowing)

Linh cho biết 70% vốn tiếng Anh hiện tại đến từ những năm tháng cày phim. Cô bắt đầu rèn theo cách đó từ khi còn là học sinh và nhận thấy kỹ năng nghe tiến bộ. Để học cách phát âm tự nhiên của người bản xứ, Linh nghe nhiều.

Khi xem một bộ phim hay một talk show và cảm thấy giọng nói, phong cách nói của người nào phù hợp, bắt tai, Linh sẽ xem thật nhiều từ người này rồi nhại theo và lẩm bẩm một mình.

Lê Thùy Linh hiện là giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội và hàng năm đều dự thi IELTS để mài giũa cũng như cải thiện kết quả thi. Ảnh: NVCC.

Lê Thùy Linh hiện là giáo viên dạy tiếng Anh tại Hà Nội và hàng năm đều dự thi IELTS để mài giũa cũng như cải thiện kết quả thi. Ảnh: NVCC.

2. Tìm hiểu và tự chỉnh các âm theo đúng lý thuyết

Theo Linh, điều khiến cho việc luyện phát âm theo phim chỉ đưa cô tới band điểm 7.5 là do chưa thể nghe được hết "tinh hoa" của cách phát âm từ vựng tiếng Anh nếu chỉ nghe đơn thuần.

Linh thừa nhận lười học lý thuyết vì cảm thấy khó nhớ. Tuy nhiên có thời gian, cô dạy một số lớp phát âm và trong quá trình dạy học đã nghiên cứu rất nhiều về phát âm rồi tự rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân. "Khoa học chứng minh cách học và nhớ tốt nhất chính là dạy lại cho người khác kiến thức vừa học được đó", Linh nói.

Thời còn đi học, Linh gặp khó khăn khi phát âm các âm dài và âm ngắn vì không phân biệt được khác nhau như thế nào. Tìm hiểu kỹ hơn về cách phát âm và khẩu hình miệng, cô đã phát âm chuẩn hơn các cặp âm dài ngắn này (ví dụ sit - seat, hit - heat...).

Trong phát âm tiếng Anh, âm cuối rất quan trọng. Nếu âm đuôi bị sai hoặc thiếu, từ bạn nói sẽ trở thành từ khác và người nghe không hiểu nổi, ví dụ lock - log, war - word. Đặc biệt, bạn cần lưu ý nối âm nếu đằng sau có một nguyên âm.

Ngoài ra, Linh từng có thời gian sợ làm dạng bài phân biệt âm đuôi -ed hay -s vì phải học danh sách đuôi từ mà khi đi với -ed thì đọc là /t/ hay /d/ hay /id/. Sau này khi biết về bản chất âm vô thanh và hữu thanh cùng với cách đọc đi kèm của -ed và -s, Linh mới thực sự nhớ được và áp dụng nhanh.

3. Nhấn nhá đúng chỗ

Không chỉ âm đuôi, Linh còn tìm hiểu nhiều quy tắc về trọng âm của từ (word stress) và trọng âm câu (sentence stress) cũng như quy tắc ngữ điệu (intonation), ngắt nghỉ... Sau khi nghe nhiều người bản ngữ, cô hiểu rằng điều quan trọng khi nhấn nhá trong câu là nhấn mạnh vào từ/cụm từ bạn muốn truyền tải.

Ví dụ: Khi nói "This is MY mother (đây là mẹ TÔI)", bạn nhấn vào từ "my" nghĩa là khẳng định rằng đây là mẹ tôi chứ không phải mẹ ai khác. Nhưng khi nói "This is my MOTHER (đây là MẸ tôi)", bạn nhấn vào từ "mother" tức là muốn nói đây là mẹ, chứ không phải chị hay bố tôi.

4. Phát âm rõ ràng

Nhiều bạn phát âm từ đơn rất chính xác, nhưng khi nói vào câu lại không rõ ràng, đặc biệt gặp đoạn nào không chắc chắn sẽ nói lí nhí và dính từ. Việc nói lí nhí không giúp bạn che giấu được lỗi mà ngược lại càng làm rõ ra điểm yếu. Quan trọng khi nói, dù đúng hay sai, bạn đều cần rõ ràng và rành mạch. Nếu bạn đang mắc vấn đề này, hãy luyện tập đọc hàng ngày.

Linh khuyên hãy tìm một đoạn văn hay cuộc hội thoại có script (dễ nhất là lấy các phần của bài Listening) và đọc to và rõ ràng, lặp lại mỗi ngày. "Ghi âm lại bài đọc của mình, nhưng đừng nghe lại luôn bởi khi ấy não vẫn nhớ được những gì bạn đọc nên thường sẽ bỏ qua những lỗi phát âm sai", Linh nói.

Hôm sau, bạn nghe lại một lượt đoạn ghi âm (chưa nhìn script) và nếu có những lỗi sai hoặc chỗ nói líu díu làm chính bạn không hiểu mình đang nói gì thì đó là những lỗi cần tập trung sửa.

Bình Minh

Theo vnexpress.net



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024