Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/06/2021 07:06 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Béo bụng do ngồi nhiều, làm sao để cải thiện?


 

Hầu hết mọi người đều dành rất nhiều thời gian để ngồi làm việc hằng ngày. Vậy việc ngồi làm việc một chỗ quá lâu có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hay không? Để thói quen ngồi một chỗ này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe bạn cần làm gì?

Thực tế cho thấy, ngồi là một tư thế cơ thể phổ biến khi làm việc, giao lưu, học tập hoặc đi du lịch. Thời gian của một người ngồi kéo dài khi hoạt động lái xe, làm việc tại bàn hoặc xem các chương trình truyền hình.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên văn phòng thông thường có thể dành tới 15 giờ để ngồi. Trong khi đó lao động nông nghiệp chỉ dành khoảng 3 giờ để ngồi mỗi ngày.

Dù tư thế ngồi là phổ biến nhưng tư thế này lại gây ra nhiều ảnh hưởng và vấn đề đến sức khỏe của bạn.

1. Dân văn phòng ngồi nhiều có tốt không?

 

Rõ ràng việc ngồi quá nhiều là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Thói quen ngồi nhiều còn gây ra một vài vấn đề như:

Tiêu hao ít năng lượng

 

Việc không tập thể dục hằng ngày như đi bộ, đứng đều đốt cháy calo. Sự tiêu hao năng lượng này còn được biết là sự sinh nhiệt của hoạt động không tập thể dục. Đồng thời, tiêu hao ít năng lượng còn là nguyên nhân làm tăng cân.

Các hành động ít vận động như ngồi, nằm tiêu tốn rất ít năng lượng. Các nghiên cứu cho biết, công nhân nông nghiệp có thể đốt cháy nhiều hơn 1.000 calo mỗi ngày so với những người làm việc bàn giấy tại chỗ. Điều này xảy ra do những người làm nông dành hầu hết thời gian để đi bộ và đứng.

Nguy cơ tăng cân

 

Ngồi một chỗ làm việc quá lâu sẽ khiến bạn đốt cháy ít calo, đây chính là nguyên nhân khiến bạn tăng cân.

Thực tế cho biết, các nghiên cứu cho kết quả rằng người bị béo phì thường có thời gian ngồi trung bình lâu hơn 2 giờ mỗi ngày so với những người có chỉ số BMI bình thường.

Tăng tỉ lệ mắc bệnh

 

Thói quen ít vận động còn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh và tình trạng bệnh mãn tính xảy ra. Cụ thể như, ít vận động có thể làm tăng 112% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và tăng tới 147% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc đi bộ ít hơn 1.500 bước mỗi ngày hoặc việc ngồi tại chỗ trong thời gian dài mà không giảm lượng calo cơ thể nạp vào còn có thể gia tăng đáng kể tình trạng kháng insulin, đây được biết là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2.

 
 
Béo bụng do ngồi nhiều, làm sao để cải thiện? - Ảnh 2.
 

Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính - Ảnh Internet

Việc dành nhiều thời gian để ngồi đem lại tác dụng giúp cơ thể thư giãn nhưng nên giảm thiểu thời gian ngồi trong ngày là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Nếu công việc của bạn phải ngồi làm việc tại bàn lâu, có thể tìm thêm các giải pháp như đi bộ đoạn ngắn trong thời gian làm việc. Bởi vì, việc giảm thời gian ngồi để vận động nhẹ nhàng cũng tốt với sức khỏe giống như xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên.

2. Mẹo giảm thời gian ngồi cho từng đối tượng

 

Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể sẽ có các biện pháp để giảm thiểu thời gian ngồi 1 chỗ quá lâu giúp bảo vệ sức khỏe như sau:

Giảm ngồi cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

 

Để giảm thiểu thời gian ngồi ở trẻ nhỏ, có thể áp dụng như sau:

- Không nên để trẻ ngồi trong xe đẩy, ghế ô tô hoặc ghế cao với thời gian dài hơn 1 giờ mỗi lần.

- Giảm thời gian cho trẻ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ tập đi, xe đẩy.

- Cân nhắc để giảm thời gian cho trẻ ngồi trước tivi hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khác.

Trẻ em và thanh thiếu niên

 

Trẻ nhỏ từ trên 5 tuổi đến 18 tuổi thanh thiếu niên là đối tượng dành nhiều thời gian để ngồi di chuyển đến lớp học, thời gian ngồi học tập. Mẹo giảm ngồi nhiều một chỗ bằng cách sau:

 
 
Béo bụng do ngồi nhiều, làm sao để cải thiện? - Ảnh 3.
 

Tham gia các hoạt động thể thao - Ảnh Internet

- Xem xét thời gian để trẻ sử dụng các thiết bị điện tử và giới hạn thời gian sử dụng hằng ngày.

- Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động vui chơi, giải trí khác thay vì sử dụng thiết bị điện tử, tivi.

- Thay vì tặng các thiết bị điện tử cho trẻ vui chơi, nên tặng trẻ các món quà như ván trượt, bóng,... với mục đích khuyến khích trẻ vận động.

- Cha mẹ cần làm gương cho trẻ, nên giảm thời gian xem tivi và thực hiện các công việc trên tư thế khác.

Người lớn, người làm việc văn phòng

 

Đối tượng từ 19 đến 64 tuổi là sinh viên, nhân viên văn phòng là chủ yếu. Đây là đối tượng dành nhiều thời gian để ngồi nhất. Đặc biệt, nhân viên văn phòng dành cả ngày để ngồi tại một vị trí làm việc.

Để giảm thời gian ngồi, có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Có thể đứng khi đi xe bus hoặc đi tàu.

- Nên đi cầu thang bộ hoặc đi lên thang cuốn để tăng thời gian vận động.

- Làm việc tại chỗ ngồi lâu, để không quên đứng dậy có thể đặt báo thức sau 30 phút đứng dậy, đi lại.

- Thỉnh thoảng có thể đặt máy tính ở vị trí cao hơn để đứng làm việc thay vì ngồi.

- Dành thời gian để nghỉ giải lao hoặc uống cà phê, trà trong giờ làm việc.

- Đi bộ đến bàn làm việc của đông nghiệp khi có việc cần giải đáp thay vì ngồi gọi điện thoại hoặc gửi email.

- Thay thời gian xem tivi bằng các công việc, sở thích hoặc thói quen tích cực khác.

 
 
Béo bụng do ngồi nhiều, làm sao để cải thiện? - Ảnh 4.
 

Đi lại trong văn phòng là cách giảm thời gian ngồi một chỗ lâu mà dân văn phòng nên áp dụng - Ảnh Internet

Mẹo giảm ngồi một chỗ cho người lớn tuổi

 

Một số người lớn tuổi, độ tuổi từ 60 tuổi trở lên dành từ hơn 9 giờ để ngồi mỗi ngày. Vì vậy, giảm thời gian ngồi là điều cần thiết. Mẹo giảm ngồi cho người cao tuổi như sau:

- Hạn chế tối đa thời gian ngồi trước máy tính, tivi quá lâu.

- Nên đứng lên, di chuyển đi lại trong thời gian xem chương trình truyền hình hoặc xem phim đang có giờ quảng cáo.

- Nên đứng hoặc đi bộ khi nghe điện thoại.

- Sử dụng cầu thang khi có thể.

- Xây dựng lối sống, sở thích lành mạnh như làm vườn, chăm sóc cây cối, trồng rau, tưới nước cho rau,...

- Nên tham gia các hoạt động cộng đồng, các lớp học khiêu vũ hoặc các nhóm đi bộ.

- Dành nhiều thời gian để vui chơi cùng con cháu.

- Làm việc nhà.

Vậy ngồi nhiều có tốt không? Câu trả lời là Không. Ngồi nhiều tại chỗ vốn không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, do tính chất công việc dân văn phòng hầu hết đều phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài mà không thể hạn chế được. Do đó, khi làm việc tại văn phòng bạn cần thực hiện các mẹo ở trên để giảm ngồi tối đa, đây là biện pháp giúp bạn hạn chế bệnh đáng kể.

Nguồn tham khảo: Healthline, nhs.hukh



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024