Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/06/2021 19:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 191/400 (48%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7991
Được cảm ơn: 2114
8 bí kíp phỏng vấn online bạn nhất định không thể bỏ qua


Năm 2020 được xem là một năm biến động, Covid 19 là nguyên nhân của nhiều thay đổi và định hình xu hướng trong tương lai. Một trong những thay đổi lớn nhất, đó là những cuộc họp, những cuộc thương thảo, cuộc phỏng vấn đều dần chuyển sang hình thức online. Nhưng phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn online có khác biệt vô cùng lớn. Vậy ứng viên tham gia phỏng vấn online cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Vieclamtotnhat.com tìm hiểu ngay sau đây để có một buổi phỏng vấn thành công nhé!

1. Phỏng vấn online - Phỏng vấn từ xa là gì?

Các Công ty/doanh nghiệp dựa vào quá trình đăng tuyển để tiếp cận và tìm kiếm ứng viên tài năng dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc làm trực tuyến cho phép các ứng viên có thể tìm hiểu thông tin tuyển dụng từ bất cứ nơi nào trên thế giới. Vì vậy hình thức phỏng vấn online trở nên phổ biến hơn. Vậy phỏng vấn online - phỏng vấn từ xa là gì? Đó là hình thức phỏng vấn thông qua các nền tảng video trực tuyến như: Hangouts, Skype, Zoom... Hoặc đơn giản hơn là những cuộc gọi điện thoại để trao đổi trực tiếp.

 

phỏng vấn online là gì

2. Khi nào nên phỏng vấn online, phỏng vấn trực tuyến?

2.1 Khi NTD muốn sàng lọc ứng viên để tiết kiệm thời gian

Thực tế cho thấy, nhiều ứng viên có CV ứng tuyển vô cùng phù hợp nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu công việc cụ thể. Vì vậy các cuộc phỏng vấn online được thiết lập nhằm mục đích tránh lãng phí thời gian của cả ứng viên và cả NTD là những quản lý cấp cao. 

Các cuộc phỏng vấn online vì lý do này thường chỉ là một vòng chọn lọc hồ sơ trong các vòng phỏng vấn chính thức của công ty mà thôi. Mục đích chính là xác định những phẩm chất mà ứng viên có ngoài những gì được đề cập tới trong CV. Đây chỉ là một bước tiến để các NTD quyết định có nên gặp trực tiếp để có một buổi phỏng vấn chính thức hay không. Thông qua những buổi phỏng vấn online, NTD sẽ dành những cơ hội có các ứng viên họ đánh giá là tốt nhất và phù hợp nhất. 

2.2 Khi ứng viên ở xa hoặc ứng tuyển vị trí việc làm từ xa 

Thông thường những cuộc phỏng vấn online này sẽ là những cuộc phỏng vấn chính thức xác định NTD và ứng viên có thể hợp tác cùng nhau hay không. Cuộc phỏng vấn này được đánh giá là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của các ứng viên khi họ cần cân nhắc việc chuyển nơi ở để làm việc. 

Nếu vị trí công ty đang tuyển là làm việc từ xa, vậy những cuộc phỏng vấn này cũng sẽ là bắt buộc. Bởi có khả năng ứng viên của bạn đang ở nước ngoài. 

 

phỏng vấn online cũng quan trọng như phỏng vấn trực tiếp

2.3 Khi các quản lý cấp cao không thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp

Mỗi Công ty/doanh nghiệp sẽ có một quy trình phỏng vấn tuyển dụng khác nhau. Nhưng đều có chung một điểm đó là ứng viên phải vượt qua được buổi phỏng vấn với NTD là những quản lý bộ phận/giám đốc công ty. Vì vậy nếu các quản lý cấp cao vì yêu cầu công việc hoặc vì bất cứ lý do gì mà không thể tham dự buổi phỏng vấn của ứng viên, vậy một cuộc phỏng vấn online là điều chắc chắn phải diễn ra. Dù trường hợp này không phổ biến nhưng nếu bạn là ứng viên, hãy luôn sẵn sàng tâm lý để tiến hành những buổi phỏng vấn như thế này. 

Các cuộc phỏng vấn thường được tiến hành với nhà tuyển dụng và quản lý bộ phận/giám đốc công ty. Vì vậy, nếu các quản lý cấp cao vì yêu cầu công việc hay lý do cá nhân mà không thể tham dự phỏng vấn trực tiếp, một cuộc phỏng vấn online có thể diễn ra với sự có mặt của ứng viên và các bên liên quan. Tuy vậy, lý do này thường không phổ biến.

2.4 Khi giãn cách xã hội vì dịch bệnh

Dịch Covid 19 là một trong những nguyên nhân khiến những cuộc phỏng vấn online trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Những chính sách về giãn cách xã hội được ban hành, cũng là lúc kỹ thuật số thời 4.0 được vận dụng triệt để hơn bao giờ hết. Vì vậy những cuộc phỏng vấn online sẽ trở nên phổ biến hơn. Ứng viên và NTD cần thích ứng hoàn toàn với việc vận dụng công nghệ vào quá trình tuyển dụng. 

3. Những ưu điểm và nhược điểm của phỏng vấn online - phỏng vấn từ xa là gì?

3.1 Ưu điểm của phỏng vấn online

Mở rộng nguồn ứng viên có thể chọn lọc: Doanh nghiệp nào cũng muốn tìm người có khả năng quản lý công việc nhất vè làm việc cho mình. Việc tổ chức các cuộc phỏng vấn qua skype giúp nhà tuyển dụng dễ dàng thu hẹp được nguồn ứng viên tiềm năng, tiếp cận và tìm hiểu trực tiếp, nhanh chóng hơn với những ứng viên thích hợp chứ không chỉ trông chờ vào nguồn nhân lực sẵn có tại địa phương.  

Linh hoạt  thời gian, địa điểm: Những cuộc phỏng vấn online đều có thể lựa chọn thay đổi thời gian dễ dàng nếu có những vấn đề đột xuất ngoài ý muốn. Ngoài ra sự linh hoạt về địa điểm cũng giúp ứng viên và NTD thoải mái hơn. Ngoài ra, những nền tảng hỗ trợ phỏng vấn online còn cho phép NTD được phép ghi lại nội dung của cuộc trò chuyện. NTD có thể dễ dàng chia sẻ với người khác mà không cần tham dự phỏng vấn. 

3.2 Nhược điểm của phỏng vấn online

Mặc dù những cuộc phỏng vấn video được đánh giá trực quan hơn những cuộc phỏng vấn bằng cuộc gọi, nhưng cũng không thể bằng những cuộc phỏng vấn mặt đối mặt. Đồng thời NTD cũng không thể kiểm soát được rằng có công cụ hay có bất cứ ai đang tham gia hỗ trợ ứng viên hay không. Và cuối cùng đó là những cuộc phỏng vấn online là ở những vùng sâu xa, đường truyền tín hiệu của internet thường không ổn định. 

 

phỏng vấn online giúp tiết kiệm thời gian

4. 8 mẹo phỏng vấn online thành công bạn nhất định không thể bỏ qua

4.1 Kiểm tra máy tính hoặc thiết bị sử dụng để phỏng vấn

Công cụ giao tiếp là yếu tố quan trọng nhất để buổi phỏng vấn diễn ra thuận lợi nhất. Vì vậy trước khi buổi phỏng vấn online diễn ra, bạn hãy kiểm tra thật kỹ. Bạn hãy kiểm tra tốc độ đường truyền internet, âm thanh, hình ảnh. Hãy chắc chắn mọi thứ đều hoạt động tốt nhất. 

4.2 Làm quen với phần mềm và đặt tên người dùng là tên thật của chính bạn

Mỗi NTD sẽ lựa chọn một phương thức khác nhau để tiến hành buổi phỏng vấn. Nếu bạn không quen thuộc với những phần mềm đó, hãy làm quen với nó. Đầu tiên bạn nên tải và cài đặt phần mềm và sử dụng nó để tránh những rắc rối có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn. 

Hãy đặt tên người dùng thật chuyên nghiệp, tốt nhất là để tên của chính bạn. Như vậy NTD cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và liên hệ với bạn sau buổi phỏng vấn online. 

4.3 Bạn có thể chủ động lựa chọn một ví trí hoàn hảo nhất

Việc lựa chọn địa điểm cũng vô cùng quan trọng. Bạn hãy chọn nơi gần cửa sổ, có ánh sáng tự nhiên. Đừng chọn nơi quá tối và cũng tránh xa nơi có ánh đèn sáng chói. Như vậy NTD sẽ gặp khó khăn khi nhìn bạn. Hãy dành thời gian để lựa chọn địa điểm bạn ưng ý nhất cho buổi phỏng vấn. 

Không chỉ vậy, hãy kiểm soát mọi thứ trong khung hình của bạn. NTD sẽ đánh giá bạn qua những hành động nhỏ. Vì thế đừng khiến họ phân tâm khi bạn ở một căn phòng bừa bộn nhé.

4.4 Trang phục lịch sự và chuyên nghiệp

Mỗi buổi phỏng vấn đều vô cùng quan trọng, dù phỏng vấn trực tiếp hay phỏng vấn online. Hãy đảm bảo bạn ăn mặc chỉn chu và lịch sự. Ấn tượng đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó cũng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Thậm chí trong một số trường hợp, NTD yêu cầu bạn đứng lên, khi đó trang phục lịch sự sẽ giúp bạn ghi điểm hoàn toàn. Và cuối cùng, đừng quên phong thái và nụ cười sẽ giúp buổi phỏng vấn thoải mái hơn rất nhiều. 

 

hãy chuẩn bị trang phục lịch sự thể hiện sự chuyên nghiệp

4.5 Loại bỏ phiền nhiễu, tránh xa tiếng ồn

Ngoài việc chuẩn bị trang phục lịch sự, địa điểm hợp lý, bạn cũng hãy lưu ý tới tiếng ồn có thể phát sinh trong buổi phỏng vấn online nhé. Hãy tắt hết các phần mềm, ứng dụng có thể gây nhiễu cho buổi phỏng vấn. Nếu bạn không ở một mình, hãy báo trước cho mọi người biết bạn cần sự yên tĩnh cho khoảng thời gian đó. Nếu chỗ bạn ở quá ồn ào, hãy cân nhắc tới một quán cafe hoặc một địa điểm yên tĩnh mà bạn biết.

4.6 Chuẩn bị giấy, bút và một bản CV của chính mình

Buổi phỏng vấn online thường diễn ra với nhịp độ chậm hơn những buổi phỏng vấn trực tiếp. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn giấy, bút để ghi chép một số thông tin cần thiết. Một bản CV sẽ giúp bạn trong trường hợp NTD hỏi bạn những câu hỏi phỏng vấn yêu cầu chính xác về những thông tin kinh nghiệm việc làm, ngày tháng năm và thành tích. 

4.7 Bình tĩnh  tự tin thể hiện trong buổi phỏng vấn online

Nếu bạn chưa từng trải qua một buổi phỏng vấn online, bạn có thể sẽ lo lắng và hồi hộp. Nhưng hãy tự tin với những kinh nghiệm và kiến thức của bạn có. Đồng thời hãy liệt kê ra một số câu hỏi mà bạn sẽ hỏi NTD hoặc một số câu trả lời mà bạn thấy quan trọng và cần thiết. 

4.8 Nhìn trực tiếp vào NTD

Giao tiếp bằng ánh mắt là vô cùng quan trọng. Và nhiều NTD còn đánh giá ứng viên thông qua ánh mắt khi trả lời câu hỏi. Vì vây thay vì nhìn vào người trên màn hình, hãy nhìn thẳng vào camera. Một mẹo nho nhỏ, đó là nếu bạn cảm thấy không thoải mái thì hãy đặt ảnh một người mà bạn tin tưởng bên cạnh camera. Nó sẽ khiến tâm trạng của bạn thoải mái hơn. 

 

Khi bạn đã tham dự vào buổi phỏng vấn nghĩa là mọi thứ bạn có hoàn toàn phù hợp với vị trí này. Vì vậy hãy tự tin vào những gì bạn có. Vieclamtotnhat.com hy vọng những lưu ý phỏng vấn online này sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công. 

 

 

Nguồn: Vieclamtotnhat.com



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024