Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/06/2021 18:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
5 lợi ích khi thu thập thông tin về công ty trước phỏng vấn


Để có một cuộc phỏng vấn xin việc thành công, bạn không chỉ cần biết cách thể hiện kỹ năng, học vấn và kinh nghiệm mà còn phải thu thập thông tin càng nhiều càng tốt về công ty mà bạn đang phỏng vấn.

 

Tìm hiểu thông tin về công ty trước khi phỏng vấn mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt nếu bạn phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác, cụ thể là 5 điều sau.

 

Thể hiện sự quan tâm đối với công việc

 

Đừng bao giờ tham gia buổi phỏng vấn mà không chuẩn bị nếu bạn muốn nó diễn ra một cách tốt đẹp.

 

Đi phỏng vấn mà không biết gì về công ty hoặc chỉ biết một phần nhỏ có thể tạo ấn tượng rằng bạn không hoàn toàn quan tâm đến cơ hội làm việc ở đó. Khi bạn thích thú với điều gì đó, hãy nghĩ xem bạn sẵn sàng dành bao nhiêu thời gian để tìm hiểu thêm về chủ đề đó. Điều này cũng áp dụng cho các cuộc phỏng vấn việc làm.

 

Việc dành thời gian nghiên cứu công ty sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất nghiêm túc. Nó cũng thể hiện rằng bạn nhiệt tình và hào hứng với suy nghĩ làm việc cho công ty, điều này sẽ tác động tích cực đến cách nhìn của nhà tuyển dụng về bạn.

 

Biết được văn hóa, sứ mệnh và các giá trị của công ty

 

Điều cần thiết là hiểu biết kỹ càng về những gì công ty đang làm. Và việc nghiên cứu trước khi phỏng vấn sẽ giúp bạn làm được điều đó.

 

Xét cho cùng, khi nói về một doanh nghiệp, nó không chỉ liên quan các dịch vụ mà họ cung cấp hoặc sản phẩm mà họ sản xuất, mà còn bao gồm cả thương hiệu, văn hóa và môi trường làm việc.

 

Biết được sứ mệnh của công ty và giá trị mà họ đề cao giúp bạn có một bức tranh lớn hơn, rõ ràng hơn về doanh nghiệp, chưa kể đến việc hiểu rõ hơn về những gì công ty ưu tiên và thậm chí môi trường làm việc ở đó sẽ như thế nào.  

 

Đầu tư một chút thời gian để nghiên cứu, thu thập thông tin về nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm và đưa ra quyết định sáng suốt hơn sau này.

 

Gắn kết bạn với công ty tốt hơn

 

Mục tiêu chính của bạn trong một cuộc phỏng vấn là cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người phù hợp với công việc. Vì bạn đã biết văn hóa công ty nên bạn có thể ăn mặc và hành xử phù hợp. Và vì bạn đã biết công ty làm gì và họ quan tâm đến điều gì, giờ đây bạn có thể tiếp thị bản thân theo cách có ý nghĩa đối với họ.

 

Hãy ghi lại bất kỳ từ khóa nào bạn thấy lặp lại nhiều lần trong quá trình tìm hiểu và kết hợp chúng một cách khéo léo khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Ví dụ, nếu công ty coi trọng sự sáng tạo, hãy chia sẻ về những lần bạn đã khám phá ra những giải pháp mới hoặc khám phá mới giúp nhóm đạt được năng suất cao hơn.

 

Trình bày kỹ năng và kinh nghiệm của bạn theo cách mà công ty mong muốn sẽ cho thấy rằng bạn không chỉ hiểu điều gì quan trọng đối với công ty mà bạn còn là người phù hợp tuyệt vời với văn hóa công ty của họ.

 

Đưa ra những câu hỏi có ý nghĩa

 

Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn luôn là điều cần thiết. Nó cho thấy bạn đã chuẩn bị và cố gắng làm quen với công ty và những gì họ quan tâm. Nhưng bạn không nên hỏi những câu hỏi không tạo thêm giá trị hoặc dễ dàng tìm thấy câu trả lời bằng một vài cú nhấp chuột.

 

Tránh những câu hỏi hiển nhiên như Công ty làm gì? Đối thủ cạnh tranh của công ty là ai? Sứ mệnh và giá trị của công ty là gì?... Những câu hỏi này chỉ khiến bạn trông có vẻ lười biếng hoặc không quan tâm đến việc ứng tuyển.

 

Thay vào đó, nên đặt những câu hỏi có chiều sâu như:

 

-       Tôi thấy trên trang web của công ty rằng X là một trong những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Vậy vị trí tuyển dụng này thể hiện giá trị đó như thế nào?

 

-       Tôi biết rằng sứ mệnh chung của công ty là X. Nhưng anh/chị có thể chia sẻ một số mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty được không? Tôi sẽ đóng vai trò gì trong việc giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đó?

 

Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn mong muốn trở thành một phần của doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn sẽ khám phá xem mục tiêu kinh doanh của họ có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không.

 

Xác định xem công ty có phù hợp với bạn không

 

Một người trung bình dành khoảng 80.000 giờ để làm việc trong suốt cuộc đời của họ. Nếu bạn ghét công việc thì đây quả là một khoảng thời gian khủng khiếp. Đó là lý do tại sao việc nghiên cứu công ty trước khi phỏng vấn là điều rất quan trọng.

 

Tuy nhiên, trước khi bắt đầu tìm hiểu, bạn cần xác định điều gì quan trọng đối với bạn ở nơi làm việc. Đó có thể là cơ hội thăng tiến, cân bằng công việc và cuộc sống hay cơ hội được học hỏi và phát triển.

 

Tìm hiểu sâu hơn về công ty và cách họ hành xử với khách hàng hay cộng đồng có thể giúp bạn quyết định xem đó có phải là nơi bạn thực sự muốn dành một phần ba cuộc đời của mình hay không.

 

“Thu thập thông tin giúp bạn tìm hiểu về những gì công ty làm, những gì họ tìm kiếm ở nhân viên và giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để trả lời các câu hỏi”.

 

Tìm hiểu về công ty như thế nào?

 

Một trong những nơi đầu tiên để tìm hiểu thông tin về công ty là trang web chính thức của họ. Trang web cung cấp cho bạn thông tin về lịch sử, sứ mệnh của công ty, những thành tích đáng chú ý và thông tin chi tiết về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.

 

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về công ty bằng cách nghiên cứu hồ sơ của họ trên các trang tuyển dụng hoặc mạng xã hội. Những tài khoản này có thể cung cấp cho bạn các tin tức mới nhất của công ty, chẳng hạn như tình hình tuyển dụng gần đây hoặc việc mở một chi nhánh mới, các sự kiện đã và sắp diễn ra để hiểu hơn về văn hóa công ty.

 

Nghiên cứu trước khi phỏng vấn cũng nên bao gồm việc xem xét các đối thủ cạnh tranh của công ty và thu thập thông tin về tình hình phát triển của ngành nghề. Điều này liên quan đến việc duyệt qua các trang web và mạng xã hội của các đối thủ cạnh tranh chính của công ty và truy cập trang web của các hiệp hội thuộc lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Điều này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề và có thể đưa ra các giải pháp có ích cho công ty mà bạn sắp phỏng vấn.

 

 

Nguyễn Lý

Nguồn: careerlink.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024