Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/04/2021 21:04 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/220 (3%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2317
Được cảm ơn: 0
6 tính năng thú vị của Google Earth, trong đó tính năng mới nhất khiến chúng ta sững sờ trước sự thay đổi của trái đất trong 36 năm qua


Google đã cho ra mắt phiên bản mới của Google Earth, một ứng dụng được đánh giá là tuyệt vời khi ra mắt vào năm 2001. Giờ đây, nhờ bản cập nhật mới nhất này, Google Earth đã có được tính năng tua nhanh, giúp người dùng nhận thức sâu sắc hơn về biến đổi khí hậu, bên cạnh nhiều tính năng khác. Dưới đây là 6 tính năng thú vị của Google Earth mà chúng ta không nên bỏ qua.

Tính năng tua nhanh (Timelapse)

Tính năng tua nhanh của Google Earth cho thấy trái đất của chúng ta đã thay đổi ra sao từ năm 1984 đến năm 2020.
Tính năng tua nhanh của Google Earth cho thấy trái đất của chúng ta đã thay đổi ra sao từ năm 1984 đến năm 2020.

Timeslapse trong Google Earth kết hợp hơn 24 triệu ảnh vệ tinh, 2 petabyte dữ liệu và 2 triệu giờ xử lý CPU để tạo ra chế độ xem tương tác 4,4 terapixel cho thấy trái đất thay đổi như thế nào từ năm 1984 đến năm 2020.

Mặc dù trước đây Google Earth đã có tùy chọn rút ngắn thời gian nhưng tính năng mới này đại diện cho một bản nâng cấp lớn, với phạm vi bao phủ 3D đầy đủ trên toàn địa cầu. Thực tế, người dùng có thể chọn bất kỳ địa điểm nào trên trái đất, thay đổi góc máy và chọn năm mà họ muốn xem.

Mục tiêu của Google là tạo ra một công cụ để mọi người thấy chúng ta đã tác động và khiến trái đất thay đổi như thế nào và các hiện tượng tự nhiên tác động đến hành tinh ra sao. Chúng ta vẫn nghe thấy cụm từ diện tích rừng nhiệt đới ngày càng bị thu hẹp và băng tan chảy ngày càng nhanh, nhưng rõ ràng khi chứng kiến những gì diễn ra trước mắt, chúng ta mới thực sự thấy sự thay đổi này kinh khủng như nào.

Tính năng tua nhanh của Google Earth được sự cho phép của NASA và chương trình Landsar của USGS và sáng kiến Copernicus của Liên minh Châu Âu, Google sẽ có được hình ảnh mới cập nhật trên thế giới với tần suất 2,5 ngày/lần.

Google cho biết, họ hy vọng sẽ cập nhật Timelapse trong Google Earth mỗi năm một lần hoặc thường xuyên hơn trong tương lai. Nếu tính năng tua nhanh thời gian mới của Google Earth không thể thuyết phục mọi người rằng, biến đổi khí hậu là có thật và con người đang tác động lớn đến môi trường, thì chúng ta ngầm hiểu với nhau rằng điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Bạn có thể xem chi tiết hơn trong Google Earth hoặc trong video dưới đây.

Thưởng thức bản đồ 3D

Trong các phiên bản trước của Google Earth, một số tòa nhà nhất định có thể được xem ở chế độ 3D, miễn là bạn đã đánh dấu vào “3D Buildings” trong phần Layers của ứng dụng.

Bản đồ 3D
Bản đồ 3D

Nhưng trong bản phát hành mới nhất của Google Earth, bạn có thể xem toàn bộ thế giới dưới dạng 3D. Khi bạn tìm kiếm một vị trí, nút 2D/3D có thể nhấp sẽ xuất hiện ở góc dưới bên phải của màn hình, cho bạn cách nhanh chóng và dễ dàng để xem điểm đến của mình ở chế độ 3D.

Khám phá thiên nhiên với David Attenborough

Nếu bộ phim tài liệu Planet Earth II - Hành Tinh Trái Đất (Phần 2) không đủ để làm bạn thỏa mãn tình yêu thiên nhiên của mình, hãy xem thử “Epic Hunts Caught on Camera”.

Nhờ việc hợp tác với BBC Earth, Google Earth hiện cung cấp một loạt các video clip ngắn được thuật lại bởi David Attenborough, phát trên YouTube dọc theo phía bên phải của chế độ xem Earth thông thường.

Nếu tinh tinh hoặc các cuộc thám hiểm dưới nước làm bạn hứng thú, thì cũng có nội dung từ nhà nghiên cứu về linh trưởng học Jane Goodall và nhà sinh vật học biển - Tiến sĩ Sylvia Earle.

Tham quan nơi Hemingway cho ra đời những kiệt tác

Bạn có bao giờ muốn xem những nơi mà Ernest Hemingway đã viết những tác phẩm quan trọng và có ảnh hưởng nhất của mình không?

Tham quan nơi Hemingway cho ra đời những kiệt tác
Tham quan nơi Hemingway cho ra đời những kiệt tác

Trong tab mới “Voyage” trên Google Earth, bạn có thể thực hiện chuyến tham quan ảo đến các đảo Galapagos, khu bảo tồn quốc gia Samburu ở Kenya và nhiều di sản thế giới khác của UNESCO, cũng như những địa điểm mang dấu ấn văn hóa, như nơi Hemingway cho ra đời những kiệt tác, kiến ​​trúc của Zaha Hadid và quan điểm toàn cầu về các cấu trúc khác nhau được gọi chung bằng danh từ “nhà”.

Đắm chìm với những vùng đất bị lãng quên

Bạn có biết rằng trước khi dân châu Âu đến Bắc Mỹ, người Mississippi đã xây dựng một thành phố lớn được bao quanh bởi những kim tự tháp khổng lồ bằng đất và cấu trúc gọi là Stonehenge làm bằng gỗ, để theo dõi chuyển động của các ngôi sao không? Và hiện giờ bạn vẫn có thể nhìn thấy công trình này ở Illinois chứ?

Google Earth mới làm nổi bật cấu trúc này, cùng với 8 kỳ công kiến ​​trúc khác, những vùng đất bị lãng quên hay di tích về một thế giới cổ đại. Truy cập Google Earth > Voyage > History > Lost Civilizations from Above để tìm thấy chúng.

Nút “I’m feeling lucky” mới

Google đã chuyển nút “I’m feeling lucky” từ công cụ tìm kiếm của mình sang Google Earth mới và đó là một cách tuyệt vời để bạn tạm quên đi công việc bận rộn hiện tại.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024