Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/03/2021 17:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
10 năm trước, tôi ước trở thành một nhân viên văn phòng, 10 năm sau, tôi biết mình mãi mãi mãi chỉ là kẻ làm thuê: Chí hướng định tầm nhìn, tư duy định số mệnh!


10 năm trước, tôi ước trở thành một nhân viên văn phòng, 10 năm sau, tôi biết mình mãi mãi mãi chỉ là kẻ làm thuê: Chí hướng định tầm nhìn, tư duy định số mệnh!

Đời người hay sự nghiệp, không bao giờ tồn tại cái gọi là "mãi không thay đổi". Bạn chậm, bạn chây ì, bạn mãi là kẻ bại trận!

Gần đây, chúng ta nghe và thấy cụm từ: "dân đi làm" được nhắc đến khá nhiều. Đây là cụm từ chỉ nhóm người đi làm công ăn lương trong xã hội hiện đại, đề cập đến việc mọi người bỏ công sức mình ra làm việc rồi nhận tiền từ người thuê mình. Tuy nhiên, một số người coi làm công là một điều gì đó sung sướng bởi chẳng cần suy nghĩ chiến lược hay ngăn chặn rủi ro, cứ tàng tàng rồi cuối tháng tiền cũng vào túi. Mặc cho thời thế luôn thay đổi, nhưng họ không có động tĩnh gì, không thèm phát triển bản thân trong môi trường công ty đầy cạnh tranh, ù lì chậm chạp, nhây deadline làm trễ tiến độ của cả nhóm...  Ở đây, bài viết không bảo làm công là xấu, nhưng nếu mang "tâm lí làm công" thì bạn luôn là kẻ bại trận.

Đi cùng vời khái niệm "dân đi làm" là khái niệm "dân văn phòng" ra đời để phân biệt với những người làm công kiểu chân tay. Mọi người tin chắc rằng đây là tầng lớp ăn nói lịch sự và duyên dáng và có ý thức kiểm soát cuộc sống mạnh mẽ nhất và nhiều người trong ngành đã tự cho mình coi thường những người lao động chân tay.

Nhưng có vẻ như mọi thứ đã thay đổi trong những năm gần đây. Do nhu cầu của sếp và khách hàng nên dân văn phòng ngày nay được bonus thêm các công việc như làm bảng tính, viết mã và vẽ ppts một cách máy móc hàng ngày… giống như các anh chị em trong nhà máy ngày xưa vậy. Nên dần dần, khi người khác ca tụng dân văn phòng thì người trong nghề chỉ gượng cười hay bĩu môi chua chát vì cả ngày bán năng lượng và thời gian, nhưng không có sự sáng tạo trong công việc dẫn đến sự nhàm chán.

Tôi đã tìm kiếm cụm từ "làm công" trên Internet và một số người đã trả lời rằng: làm công thì ai cũng như nhau, đừng nói gì công nhân, ngay cả nhân viên truyền thông hoặc người viết quảng cáo sản phẩm mới, những người thức cả đêm, lúc nào cũng phải cập nhật Internet và trước mặt người khác thì cố gắng giả vờ là người thời thượng. Sau khi làm việc 10 tiếng một ngày, tôi giống như cỗ máy đã được lập trình sẵn vậy. Dù làm trong môi trường chuyên nghiệp nhưng bạn chẳng khác gì kẻ làm công nếu giữ 3 kiểu tư duy độc hại dưới đây:

10 năm trước, tôi ước trở thành một nhân viên văn phòng, 10 năm sau, tôi biết mình mãi mãi mãi chỉ là kẻ làm thuê: Chí hướng định tầm nhìn, tư duy định số mệnh! - Ảnh 1.

1. Tự giam cầm bản thân trong hai chữ giới hạn, nói không với sự thay đổi

Một số người kiểu: "ngày làm 8 tiếng, việc không xong thì mai làm tiếp, làm nhiều có được tăng lương đâu". Nghĩ vậy nên khi nghe đồng hồ điểm 5 giờ chiều thì họ nhanh tay tắt máy tính thay vì bỏ ra vài phút làm cho xong rồi chạy file gửi sếp, xếp ghế vào và đi về thay vì ngồi thêm tí nữa. Hoặc khi cấp trên giao thêm những việc ngoài phạm vi công việc thì la làng và tìm cách thoái lui. Nếu một người mãi mãi chỉ làm những chuyện trong phạm vi năng lực của mình, vậy thì thứ họ có được cũng sẽ giới hạn như chính thứ mà họ bỏ ra vậy. Không chịu bước ra khỏi vùng an toàn của mình, bạn mãi mãi chỉ có thể là một người làm công.

Xã hội mỗi lúc phát triển một nhanh, chúng ta bắt buộc phải bắt kịp với xã hội đó, phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức. Nếu cứ tự nhốt mình lại trong chiếc lồng mang tên giới hạn và ca thán lương 5 triệu đồng là cao lắm rồi. Một số người tự tạo ra nhiều lớp xiềng xích rồi nhốt mình lại, không dám phá vỡ để thoát ra, cứ mãi bị chìm nghỉm trong cái tư duy làm công đó mà thôi. Dám nắm bắt sự thay đổi, không ngừng làm mới bản thân thì bạn mới thể trở thành "người trong cuộc" ở cái thời đại không ngừng thay đổi này.

Hãy nhớ, bất luận là đời người hay sự nghiệp, không bao giờ tồn tại cái gọi là "mãi không thay đổi".

2. Không kiểm soát bản thân, dễ thỏa hiệp với những cái thức thời

Rất nhiều người mang trong mình "tư duy làm công" luôn nghĩ rằng mình chỉ là đang làm việc cho người khác, dần dần rơi vào vòng luẩn quẩn của ca thán, trì trệ, tăng ca, chán nản với công việc. Biết rõ là phải hoàn thành công việc trước khi tan làm, nhưng ôi làm vài ván game đã, chơi chán thì để makeup tí đã nhằm nhò gì… gần đến lúc về mới bắt tay vào làm. Rõ ràng là công việc có thể hoàn thành trong một giờ đồng hồ, nhưng lại vừa làm vừa nghịch điện thoại, làm việc riêng và kết quả là cả ngày 8 tiếng đồng hồ rồi vẫn làm chưa xong.

Một người có "tư duy làm công" thường sẽ có tâm lý trì trệ công việc, thoái lui và chậm chạp, lâu dần, chỉ có thể ở mãi ở tầng lớp nhân viên, mắt nhìn cơ hội từ từ vụt khỏi tay mình vào đồng nghiệp khác. Người không có khả năng kiềm chế tốt sẽ không có động lực hành động, và như vậy sẽ khó mà khá lên được, cuối cùng lại sẽ rơi vào cái bẫy của sự lãng phí thời gian.

Vậy làm sao để thay đổi tình trạng này?

Chúng ta đều biết, cẩu thả hay trì hoãn là tính cách bẩm sinh của con người, còn khả năng kiềm chế lại là thứ cần rèn luyện mới có được. Kiểm soát được mình trong thời gian ngắn thì đơn giản, nhưng làm sao để có thể tiếp tục duy trì được sự kỷ luật đó mới là vấn đề của hầu hết chúng ta.

Một khi bạn không thể "kiềm chế" được mình, không  nhịn được muốn mở điện thoại lướt facebook, nhắn tin cho bạn bè, thì trước tiên đừng nói với bản thân rằng "không được", mà thay vào đó hãy dừng lại công việc mà mình đang làm trong khoảng 10 phút. Trong 10 phút này, mỗi phút hít thở sâu, điều này sẽ giúp điều chỉnh cơ thể và tâm trí của bạn từ trạng thái căng thẳng trở về trong khả năng kiểm soát của mình, làm giảm bớt sự kích động nhất thời của chúng ta, có thể giúp bạn ý thức lại được đâu là việc quan trọng cần làm hiện tại, đâu là chuyện khiến bạn lãng phí thời gian.

Khi phát hiện ra rằng chẳng cần làm gì quá vất vả, chẳng cần phải động não mà vẫn có được một khoản tiền lương lớn, thì bạn cũng đừng đắc ý quá, đó không phải dấu hiệu tốt đẹp gì. Bởi lẽ không có một công ty nào muốn nuôi một người không cống hiến được gì cho họ cả, càng không muốn dồn công sức để bồi dưỡng một người như vậy, chẳng qua là họ chưa tìm được lý do hợp lý để đuổi bạn ngay thôi. Một khoảnh khắc trì trệ sẽ giúp bạn tự kết liễu nhanh hơn mà thôi.

10 năm trước, tôi ước trở thành một nhân viên văn phòng, 10 năm sau, tôi biết mình mãi mãi mãi chỉ là kẻ làm thuê: Chí hướng định tầm nhìn, tư duy định số mệnh! - Ảnh 2.

3. Chỉ để tâm đến cái lợi trước mắt mà không biết nhìn xa trông rộng

Mỗi lần đến cuối tháng, thứ mà một nhân viên nghĩ đến chỉ là bao giờ mới được phát lương, tiền thưởng là bao nhiêu, năm sau có được tăng lương không. Còn thứ mà một người lãnh đạo nghĩ lại là tôi đã bỏ ra bao nhiêu vốn và tiền lương, làm sao để kiếm ra được nhiều tiền hơn nữa, làm sao để tối đa hóa giá trị thời gian của mình và nhân viên.

Có người nói, sở dĩ có suy nghĩ khác nhau như vậy là bởi họ ở những vị trí khác nhau. Ngược lại, tư duy làm nên địa vị, tư duy không giống nhau nên địa vị mới khác nhau.

Người có tư duy làm công chỉ quan tâm thứ trước mắt, không có cái gọi là tầm nhìn. Cái gọi là tầm nhìn ý muốn nói có thể nhìn nhận và tư duy vấn đề một cách toàn diện, có hệ thống, có thể từ chỉnh thể mà nhìn ra được khuynh hướng và quy luật phát triển của sự vật, sự việc.

Ví dụ, bạn là nhân viên phòng kế hoạch, thứ bạn quan tâm đó là làm sao để viết ra được một phương án thật nổi bật và cấp trên có khi nào sẽ thưởng cho mình. Nhưng nếu bạn có thể nhìn nhận từ góc nhìn của cấp trên thì họ có lẽ sẽ nghĩ phương án đó thực tế không, có thể đem lại bao nhiêu lợi nhuận, có thể giúp công ty hợp tác lâu dài với bên A hay không. Để rồi khi quay lại vị trí của mình bạn có thể thoát ra khỏi cái suy nghĩ tầm thường rằng "làm không được thì sẽ bị đuổi, làm sai phạt 20k" hay "làm tốt sẽ được thưởng" …

Tầm nhìn của một người quyết định vị trí của người đó và thứ quyết định tầm nhìn lại là chí hướng. Nếu chỉ giới hạn tầm nhìn của mình ở vị trí hiện tại mà không quan tâm đến những thay đổi trong công ty thì bạn sẽ thực sự bị giam cầm trong vai trò hiện có của mình. Mỗi chúng ta đều đang làm việc, nhưng có những người lại biết cách vừa làm việc vừa kết hợp học tập, suy nghĩ và áp dụng vào thực tiễn để nâng cao giá trị bản thân.

Nếu cứ mãi bị nhốt trong tư duy làm công, an phận nhận lương mỗi tháng, sợ bị trừ tiền thì đừng than thở sao mình không thăng tiến nhé!

Theo Tịnh Kỳ

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024