Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/03/2021 18:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
CV nhân viên kinh doanh nổi bật bao gồm yếu tố nào?


CV nhân viên kinh doanh là ấn tượng đầu tiên mà nhà tuyển dụng tiềm năng nhìn thấy ở bạn. Là một nhân viên bán hàng, bạn biết ấn tượng đầu tiên quan trọng như thế nào phải không? Do đó CV của bạn cần phải thuyết phục, chuyên nghiệp và chính xác.

 

Những lời khuyên sau đây sẽ giúp bạn tạo một bản CV nhân viên kinh doanh nổi bật, chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng tiềm năng.

 

Các bước tạo CV nhân viên kinh doanh thu hút

 

Tạo mục tiêu nghề nghiệp thu hút

 

Ở đầu CV nhân viên kinh doanh, bạn nên bao gồm mục tiêu nghề nghiệp. Đây là một bản tóm tắt ngắn gọn, sắc nét về các kỹ năng và khả năng chính mà bạn mang đến cho công ty.

 

Nếu mục tiêu nghề nghiệp kém hấp dẫn, nhà tuyển dụng sẽ không chỉ nghi ngờ khả năng của bạn mà họ cũng có thể sẽ ngừng đọc CV. Để đảm bảo mục tiêu nghề nghiệp của bạn có sức thuyết phục, hãy xem nó như một bài thuyết trình bán hàng, trong đó nêu bật các điểm đặc trưng và lợi ích. Điểm đặc trưng là các kỹ năng, kiến thức, khả năng của bạn và lợi ích là kết quả và thành tích bạn có thể đạt được nếu được chọn.

 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên viết mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mô tả công việc. Các kỹ năng trong mục tiêu nên kết hợp các từ khóa trong mô tả và có liên quan đến tin tuyển dụng để đảm bảo CV của bạn dễ dàng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.

 

Đề cập các kỹ năng bán hàng cần thiết

 

Như đã nói, các từ khóa từ mô tả công việc sẽ tối ưu hóa CV của bạn trên các công cụ tìm kiếm hồ sơ. Nhưng ở giai đoạn tiếp theo, CV của bạn sẽ được đọc bởi nhà tuyển dụng. Bằng cách đề cập đến các kỹ năng theo ngôn ngữ của nhà tuyển dụng, bạn có thể cho thấy rõ rằng mình rất phù hợp với vị trí, giúp bạn tiến đến giai đoạn phỏng vấn.

 

Dưới đây là một số kỹ năng và khả năng cơ bản phổ biến mà bạn có thể đưa vào CV xin việc bán hàng của mình:

-       Thu hút và giữ chân khách hàng;

-       Chốt doanh số;

-       Giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói;

-       Tự tạo động lực bản thân;

-       Có tính tổ chức;

-       Quản lý thời gian;

-       Chú ý đến chi tiết.

 

Nhắc đến thành tích của bạn

 

Mặc dù có thể liệt kê một số kỹ năng nhất định, chẳng hạn như khả năng chốt doanh số, nhưng điều này không hoàn toàn thuyết phục nhà tuyển dụng. Để xóa bỏ mọi nghi ngờ, hãy đưa ra bằng chứng minh họa cho kỹ năng của bạn bằng các ví dụ, thành tích và những con số thực tế nếu có thể.

 

Là một nhân viên bán hàng, bạn cần tập trung vào kết quả, mục tiêu và các chỉ số khác của ngành nghề. Ví dụ, bạn có thể đưa ra mức doanh thu, doanh số bán hàng hoặc các mục tiêu đã đạt được.

Cố gắng càng cụ thể càng tốt và định lượng kết quả của bạn bằng số liệu thống kê và dữ kiện, vì nhà tuyển dụng sẽ hiểu chúng tốt hơn so với lời nói vì chúng đi vào trọng tâm.

 

Chẳng hạn, bạn có thể viết Vượt tất cả các chỉ tiêu doanh số, góp phần làm tăng 80% doanh thu trong 12 tháng. Trình bày thành quả của bạn theo cách này sẽ chứng minh cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là một nhân viên bán hàng tài năng, đáng được gặp gỡ trong buổi phỏng vấn.

 

Hoàn thiện và trau chuốt

 

Bước cuối cùng là hoàn thiện và gọt giũa CV nhân viên kinh doanh của bạn để đảm bảo nó hoàn hảo. Trong bất kỳ vai trò bán hàng nào, yêu cầu về giao tiếp hiệu quả và chuyên nghiệp là điều tối quan trọng. CV của bạn phải phản ánh những đặc điểm này.

 

Hãy dành thời gian để đọc lại CV một cách cẩn thận. Bạn có thể sử dụng các công cụ của Word để phát hiện các lỗi sai. Tuy nhiên, bạn không nên dựa hoàn toàn vào đó để nắm bắt tất cả các lỗi chính tả, ngữ pháp và cách diễn đạt khó hiểu mà bạn cần trực tiếp kiểm tra. Ví dụ, viết “danh thu” thay vì “doanh thu” có thể sai ngữ cảnh nhưng đối với công cụ kiểm tra thì nó vẫn đúng.

 

Đọc to CV cũng là một cách tuyệt vời để nhanh chóng tìm thấy lỗi sai. Ngoài ra, hãy đảm bảo CV nhân viên kinh doanh của bạn được đọc bởi ít nhất hai người khác để chắc chắn không mắc sai sót.

 

Ngoài việc viết tốt, CV cũng cần phải đảm bảo phần nhìn: rõ ràng và sạch sẽ. Bắt đầu bằng cách sử dụng phông chữ dễ đọc như Arial hoặc Calibri và đánh dấu mỗi phần trong CV bằng tiêu đề in đậm. Nhớ giữ cho định dạng của bạn nhất quán trong suốt CV để duy trì vẻ ngoài chuyên nghiệp nhé.

 

Nếu bạn chưa từng có công việc bán hàng trước đây

 

Bước vào một ngành công nghiệp mới với tư cách là một ứng viên mới ra trường hoặc một người thay đổi nghề nghiệp có thể cảm thấy đáng sợ. Nhưng đó là mục tiêu có thể đạt được, miễn là bạn ứng tuyển vào đúng loại vai trò và điều chỉnh CV nhân viên kinh doanh cho phù hợp.

 

Điều đầu tiên bạn cần làm trước khi bắt đầu viết CV là xác định các kỹ năng có thể chuyển đổi phù hợp nhất của bạn. Kinh nghiệm tương tác với khách hàng, gọi điện thoại, soạn thảo email, điều phối các sự kiện hoặc thực hiện nghiên cứu trên internet đều có khả năng chuyển đổi cao. Các kỹ năng mềm như thái độ lạc quan, tính kiên trì và khả năng thích ứng cũng sẽ rất quan trọng.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xác định các kỹ năng liên quan, hãy tìm vài tin tuyển dụng và đọc qua phần mô tả để biết điều gì là quan trọng nhất. Và hãy nhớ suy nghĩ về bức tranh lớn: Bạn có thể không có kinh nghiệm gọi điện thoại cho khách hàng tiềm năng nhưng bạn có thể có kinh nghiệm gọi điện cho các công ty, đặt câu hỏi và thu thập thông tin qua điện thoại hoặc để lại thư thoại. Và điều này cũng được tính đến.

 

Một lời giới thiệu đầu CV nhân viên kinh doanh, mặc dù hoàn toàn không bắt buộc, có thể là một cách hay để gắn kết những trải nghiệm dường như không liên quan với nhau. Đây cũng là một nơi tuyệt vời để trả lời ngắn gọn câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn công việc bán hàng?”. Ví dụ, “Tôi là người có hoài bão, kiên trì, có định hướng mục tiêu, có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục. Với ba năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng ở một công ty khởi nghiệp, tôi mong muốn tận dụng kiến thức chuyên môn trong các cuộc gọi tiếp cận khách hàng tiềm năng, thuyết trình và nghiên cứu cho vai trò nhân viên bán hàng”.

 

Cho dù bạn là người mới đi làm hay người thay đổi nghề nghiệp, đối với một CV nhân viên kinh doanh, điều quan trọng là phải định lượng các tiêu chí CV của bạn càng nhiều càng tốt. Thử nghĩ về những trách nhiệm trong quá khứ của bạn về mục tiêu và thành tích. Chẳng hạn, nếu được giao nhiệm vụ tìm nguồn cung ứng và thuê nhà cung cấp cho một sự kiện, bạn có thể viết: Tìm 5 nhà cung cấp và thương lượng hợp đồng chỉ trong 3 tuần, đảm bảo ngân sách 70 triệu cho sự kiện 100 người. 

 

Tóm lại, CV nhân viên kinh doanh của bạn không khác gì bài thuyết trình bán hàng cho các khách hàng tiềm năng, vì vậy nó cần phải thực sự nổi bật và thuyết phục. Nếu bạn luôn cập nhật CV với các số liệu mới nhất, nội dung hấp dẫn cùng một kết thúc hoàn hảo thì không có lý do gì mà CV của bạn không tạo được ấn tượng với các nhà tuyển dụng tiềm năng.

 

Huỳnh Trâm

Nguồn: careerlink.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024