Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/03/2021 17:03 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 201/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8001
Được cảm ơn: 2114
Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất


Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất:

 

Chúng ta đã thống nhất rằng lãi suất tín dụng thực chất là giá cả của khoản tiền vay, vì vậy nó được quyết định bởi quan hệ cung cầu vốn vay trên thị trường.

Cầu vốn vay là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Cầu vốn vay được cấu thành từ các bộ phận sau:

Nhu cầu vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình nhằm hình thành vốn đầu tư và trang trải các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu dùng. Trong điều kiện các yếu tố khác (lạm phát dự tính, khả năng sinh lợi của các cơ hội đầu tư...) không đổi, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và hộ gia đình biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất.

Nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.

Nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài bao gồm các chủ thể như doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính trung gian nước ngoài.

Tổng hợp lại, cả ba bộ phận trên tạo thành tạo thành cầu vốn vay của xã hội. Cầu vốn vay biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất. Vì lẽ đó, đường cầu biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và cầu vốn vay là đường dốc xuống. Độ dốc càng thoải phản ánh lượng cầu vốn vay càng nhạy cảm nhiều với lãi suất.

Cung vốn vay là khối vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác trong xã hội. Cung vốn vay được tạo bởi các nguồn sau:

Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình. Đây là bộ phận quan trọng nhất của quỹ cho vay.

Trong điều kiện bình thường, tiền gửi tiết kiệm phụ thuộc nhiều vào lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ làm tăng nhu cầu tiết kiệm và ngược lại. Tuy nhiên mức độ nhạy cảm này còn tùy thuộc vào tình trạng của nền kinh tế như thói quen tiết kiệm và tiêu dùng của công chúng.

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp dưới hình thức quỹ khấu hao có bản, lợi nhuận chưa chia, các quỹ khác chưa sử dụng¼ Nguồn vốn này biến động cùng chiều với lãi suất tuy không nhạu cảm như nhiều nguồn vốn trên.

Các khoản thu chưa sử dụng đến của ngân sách nhà nước. Bộ phận này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng quỹ cho vay của nền kinh tế và không phụ thuộc vào lãi suất.

Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài có thể là chính phủ, có thể là doanh nghiệp, có thể là dân cư nước ngoài. Sự biến động của nguồn vốn này cùng chiều với sự biến động của lãi suất.

Như vậy, cung vốn vay được tạo bởi số vốn dư thừa chưa sử dụng đến của các hộ đình, các doanh nghiệp và chính phủ và nước ngoài. Trong điều kiện các nhân tố khác (lạm phát dự tính, của cải...) không thay đổi, cung vốn vay tăng khi lãi suất giảm và ngược lại. Đường cung vốn vay biểu diễn mối quan hệ giữa lãi suất và lượng cung vốn vay là đường dốc lên. Độ dốc càng thoải thể hiện cung vốn vay càng nhạy cảm với lãi suất.

Đường cung và cầu vốn vay cắt nhau tại điểm cần bằng, hình thành nên mức lãi suất cân bằng trên thị trường (là mức lãi suất mà thị trường luôn hướng tới). Đó là mức lãi suất làm lượng cung vốn vay bằng với lượng cầu vốn vay.

Điểm cân bằng cung cầu vốn vay tại một thời điểm xác định mức lãi thị trường tại thời điểm đó. Vì vậy, các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường cũng chính là những nhân tố làm thay đổi điểm cần bằng của thị trường. Những nhân tố này bao gồm các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay (là các nhân tố làm cung vốn vay thay đổi ở mỗi mức lãi suất cho trước) và các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn vay (là các nhân tố làm cầu vốn vay thay đổi ở mỗi mức lãi suất cho trước). 

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

 

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024