Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/02/2021 17:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
18 quy tắc đi làm giúp phe "chiếu mới" sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn "cái nết" cần rèn từ đầu!


18 quy tắc đi làm giúp phe "chiếu mới" sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn "cái nết" cần rèn từ đầu!

2021 rồi, làm việc chứ đừng làm thinh, làm biếng hay làm mình, làm mẩy nhé các bạn ơi!

Từ những cô, cậu sinh viên trẻ trung vừa rời ghế nhà trường hoặc đang đi học, hăm hở bước vào cuộc đời, cụ thể như môi trường công sở là một sự thay đổi vô cùng đáng kể. Đang ở thời gian không thích có thể bùng học, bạn bước sang những buổi sáng phải đi làm đúng giờ dù là mưa gió, tắc đường. Đang được các thầy cô nâng đỡ và chỉ dạy, bạn phải đối mặt với sếp, với KPI, với khách hàng,... Cảm giác áp lực, hoang mang là điều không tránh khỏi.

 Nhưng hiện thực vốn rất tàn nhẫn, không ai dư thời gian và thừa lòng tốt để nâng niu những "tấm chiếu mới" mà mỗi người buộc phải tự thích nghi. Có điều trước khi tự thích nghi trong chuyên môn, hãy nắm trong tay những điều cơ bản về thái độ và cách ứng xử với công việc , bao gồm cả người lẫn việc.

Lý thuyết là thế nhưng thực tế rất nhiều người trẻ vì thiếu kỹ năng giao tiếp và suy nghĩ chỉ cần mình làm tốt (dù chưa chắc đã tốt) là đủ mà mắc sai lầm. Đó cũng chính là lý do mà mới đây, trên MXH đã xuất hiện một bài đăng khiến nhiều người đồng cảm. Được biết tác giả là Đinh Hồng Phượng, sinh năm 1991. Cô nàng chưa kết hôn nhưng đã có 6 đứa con (thật ra là mèo) và hiện tại đang làm việc trong lĩnh vực Thể thao Điện tử (eSports).

Nội dung chia sẻ của Đinh Hồng Phượng:

"Mình không yêu cầu các bạn phải lên trời hái sao.

Thương gửi các bạn nhỏ mới và đang đi làm, mong muốn có cho mình một chỗ đứng nho nhỏ và một căn nhà xinh xinh trong tương lai! Công việc khó - mình học dần. Nhưng có những việc vô - cùng - cơ - bản các bạn buộc phải làm cho đúng, đó là:

1. Gửi email thì nhớ cc quản lý của bạn vào.

2. Gửi email tới bộ phận khác, phải ghi đủ thông tin cơ bản như chào hỏi, thưa gửi,... Kể cả mình có "to" hơn người nhận thì cũng hãy viết email ở vị trí "chiếu dưới". Có mấy bạn nhỏ nhỏ đi làm, gửi email cho các bạn "to to" (vị trí cao hơn) mà đọc vào không hiểu ai mới cao, ai mới thấp.

3. Khi nhận việc, hãy chủ động hỏi "Bao giờ chị cần ạ?" chứ đừng nhận xong là xong.

18 quy tắc đi làm giúp phe chiếu mới sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn cái nết cần rèn từ đầu! - Ảnh 1.

4. Làm việc theo barem (quy định chuẩn) đối chiếu chứ đừng làm khác rồi đưa phương án trớt quớt, cho có. Bởi tất cả mọi người đã làm việc đó rồi, nhiệm vụ xưa như Trái đất rồi chứ không mới mẻ gì.

5. Đã gọi là propose (đề xuất) thì hãy đưa ra nhiều hơn một phương án để mọi người chọn, nhiều mà có khi còn không chọn được chứ đừng nói một. Còn chưa kể trường hợp khi được hỏi "tại sao" thì không thể trả lời, khi bị bác bỏ thì buồn bã, cho rằng mình bị đối xử khó khăn quá.

6. Làm xong công việc thì đừng để đó đợi người khác sờ tới mới trả lời. Hãy chủ động khoe khoang ở một mức độ nhất định là "Alo chị ơi em xong rồi đây ạ".

7. Làm xong rồi, chuẩn bị gửi rồi thì nhìn lại 1 lượt xem những gì mình gửi có đánh đố người nhận quá không. Chẳng hạn trong cùng 1 văn bản cần 5 cái ảnh mà 2 cái chèn trực tiếp, 3 cái chèn link để người ta tải về với lí do "Ảnh nặng quá không chèn được vào ạ" thì khó mà chấp nhận được.

8. Làm xong việc rồi, gửi rồi cũng phải check lại một lần nữa người ta đã nhận được chưa. Đừng đến lúc "Em ơi xong chưa" thì mới "Link bị lỗi, giờ em mới biết".

9. Nếu chưa làm xong công việc thì hãy chủ động báo trước và báo sớm, đừng đến lúc bị sờ vào (thậm chí là trễ deadline) mới bắt đầu "Em thế này", "Em thế kia",...

18 quy tắc đi làm giúp phe chiếu mới sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn cái nết cần rèn từ đầu! - Ảnh 2.

10. Sau khi "Em thế này", "Em thế kia" rồi hãy chủ động cho xin deadline mới và cố gắng hoàn thành đúng deadline lần hai đã thỏa thuận.

11. Công việc được giao, nếu chưa hiểu phải làm như thế nào, hãy lên tiếng nhờ giúp đỡ. Nhưng trước khi lên tiếng, thử nghiên cứu và tìm hiểu xem có phần nào mình biết làm không đã.

12. Nếu nhiều việc, hãy hít một hơi thật sâu, tự liệt kê ra cái danh sách PHẢI LÀM, rồi tự sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên GẤP - SAU và đi kèm thời gian cần có để hoàn thành. Như mình sẽ ưu tiên làm việc chỉ mất 15 - 20 phút trước; sau đó là các việc GẤP. Nói chung là sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên và hợp lý, đừng rối tinh rối mù rồi lại lý do "Em nhiều việc quá".

13. Đừng hễ gặp vấn đề lại la lên nhưng không đưa ra cách giải quyết (dự kiến). Nhiều người cứ la lên trước xong vứt đó, xong cũng… không làm nữa luôn và sẽ rơi vào các trường hợp vừa nêu ra ở trên.

18 quy tắc đi làm giúp phe chiếu mới sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn cái nết cần rèn từ đầu! - Ảnh 3.

14. Trong giờ làm nhưng cần phải cả 2 - 3 tiếng mới reply tin nhắn?! Làm việc đừng làm thinh.

15. Đừng biến mất không lý do. Nhiều người không muốn làm hay muốn lặn (không biết lý do) thì tuyệt nhiên bằng mọi cách, quản lý có đằng trời cũng không thể liên lạc được. Đến khi liên lạc được thì luôn là "Em quên điện thoại".

18 quy tắc đi làm giúp phe chiếu mới sinh tồn ở bất cứ đâu: Việc thì học dần dần còn cái nết cần rèn từ đầu! - Ảnh 4.

16. Thấy cuộc gọi nhỡ hãy gọi lại hoặc nhắn lại.

17. Đừng ỷ y rằng "thái độ hơn trình độ" bởi dù "thái độ" tốt thế nào mà quá sức kém hiệu quả thì cũng sớm "đi đảo" thôi. Vịn vào việc ngoan nhưng làm gì chất lượng cũng chán đời thì bản thân bạn thiệt trước tiên, mãi mãi không thể phát triển.

18. Một số trường hợp thì dễ tự ái, đụng cái là xị mặt hoặc lầm lầm lì lì nghĩ rằng người ta ác ý với mình. Cứ vậy thì không thể nào làm việc được đâu.

Không biết danh sách những yêu cầu trên có khó hơn lên trời hái sao không? Mình nghĩ là không. Nhưng tại sao các bạn nhỏ ơi, các bạn vẫn không làm được?".

Theo SA X ĐINH HỒNG PHƯỢNG/ DESIGN: TRƯỜNG DƯƠNG

Theo Pháp luật và Bạn đọc



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024