Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
23/01/2021 17:01 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Nhà tuyển dụng hỏi “10 năm trước tôi 10 tuổi, 10 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?” Ứng viên trả lời 30 tuổi bị loại! Câu trả lời chính xác là gì?


Nhà tuyển dụng hỏi “10 năm trước tôi 10 tuổi, 10 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?” Ứng viên trả lời 30 tuổi bị loại! Câu trả lời chính xác là gì?

Nơi làm việc cũng giống như chiến trường vậy, người phỏng vấn thường đặt bẫy trong các câu hỏi phỏng vấn dựa trên tình hình thực tế. Những câu hỏi phỏng vấn này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực chất lại không hề đơn giản như nhìn bề ngoài...

Chúng ta đều biết, tiền đề để có một công việc nào đó chính là phỏng vấn, nhưng phỏng vấn ở hiện tại có thể nói là thiên biến vạn hóa, dù bạn có lanh trí tới đâu cũng khó có thể thoát khỏi mánh khóe vô tận của các nhà tuyển dụng.

Bạn của tôi, C., giai đoạn trước đi tìm việc, khi phỏng vấn cũng gặp phải chuyện khá "kì lạ". Tuy nó là kì lạ, nhưng câu hỏi của người phỏng vấn cũng không phải không đúng, vì vậy, cậu ấy chỉ đành chấp nhận việc mình bị đánh trượt.

C vốn là cử nhân của trường top trong thành phố, đi làm 3 năm, có kinh nghiệm việc làm nhất định, nhưng vì vị trí nghề nghiệp lý tưởng là mảng kinh doanh nên cậu ấy không muốn tiếp tục làm bên dịch vụ khách hàng nữa.

Sau đó, C. tình cờ thấy được tin tuyển dụng mảng dịch vụ, mặc dù giống với công việc trước kia của mình, nhưng lương tháng rõ ràng lại cao hơn rất nhiều.

Qua vài ngày suy nghĩ, C. quyết định cứ thử đã rồi nói tiếp. Cứ như vậy, cậu ấy nộp CV, nhà tuyển dụng nhận CV của C., mọi phương diện đều không tồi, vẻ ngoài cũng ổn, nên đã hẹn cậu ấy tới phỏng vấn.

Sau khi trải qua vòng phỏng vấn đầu tiên, nhà tuyển dụng nhắc nhở C. đến tham gia vòng hai đúng giờ. Vòng 2 này chỉ có hai người được chọn, đối thủ của C. là một tốt nghiệp sinh trường cao đẳng. Đứng ở mọi phương diện mà nói thì khả năng chiến thắng của C. là khả quan hơn.

 Nhà tuyển dụng hỏi “10 năm trước tôi 10 tuổi, 10 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?” Ứng viên trả lời 30 tuổi bị loại! Câu trả lời chính xác là gì?  - Ảnh 1.

Ở vòng phỏng vấn thứ 2, 2 ứng viên cuối cùng chỉ cần hoàn thành một câu hỏi là có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty.

C. ban đầu cũng chẳng hề cảm thấy áp lực gì, rất thoải mái bước vào vòng phỏng vấn. Vào phòng phỏng vấn, cả hai trông thấy một chiếc bảng nhỏ, trên đó có một câu hỏi rằng: "10 năm trước tôi 10 tuổi, 10 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?"

Nhà tuyển dụng im lặng nhìn hai ứng viên. C. khi ấy phấn khởi, nhanh nhảu giơ tay trả lời trước: "30 tuổi! Đây là một câu hỏi khá đơn giản, hoặc cũng có thể nói chỉ là một câu hỏi đánh lừa."

 

Nhà tuyển dụng cười rồi tiếc nuối nói với C. rằng cậu ấy đã trả lời sai.

Lúc này, người ứng viên vốn dĩ rất im lặng kia mới lên tiếng: "Tôi cho rằng câu hỏi này có vấn đề và nó dễ gây ra hiểu lầm cho người trả lời. Có thể có hai cách trả lời như này. Thứ nhất, nếu tham chiếu của câu hỏi là 10 năm trước, vậy thì đáp án là 20 tuổi; thứ hai, nếu tham chiếu của câu hỏi là hiện tại, vậy thì đáp án sẽ là 30 tuổi."

Nhà tuyển dụng nghe xong đáp án của cậu ứng viên kia, mắt liền sáng lên, vui mừng nói với cậu ấy: "Mặc dù trình độ học vấn của cậu thấp hơn, nhưng óc quan sát và sự tự tin của cậu vừa hay chính là thứ mà công ty chúng tôi đang tìm kiếm, cậu có phẩm chất nên có cho vị trí mà chúng tôi tìm kiếm, hoan nghênh cậu gia nhập công ty."

 Nhà tuyển dụng hỏi “10 năm trước tôi 10 tuổi, 10 năm sau tôi bao nhiêu tuổi?” Ứng viên trả lời 30 tuổi bị loại! Câu trả lời chính xác là gì?  - Ảnh 2.

Trong quá trình phỏng vấn, khi đối mặt với những câu hỏi kì lạ của nhà tuyển dụng, tuyệt đối đừng để nghĩa đen của câu hỏi cám dỗ. Dù câu hỏi có đơn giản nhưng cách mà bạn tư duy, quan sát vấn đề mới chính là trọng điểm tìm kiếm khảo sát của nhà tuyển dụng.

Hầu hết các câu hỏi mà người phỏng vấn đặt ra đều dựa trên yêu cầu công việc mà bạn đang ứng tuyển và yêu cầu của công ty đối với nhân tài mà họ đang tìm kiếm. Nếu bạn giống C. trong buổi phỏng vấn, đơn thuần nhìn việc luận việc, kết quả phỏng vấn của bạn chắc chắn sẽ không được như ý.

Vị trí mà C. ứng tuyển là một nhân viên dịch vụ chăm sóc khách hàng, vì vậy công ty có những yêu cầu nhất định đối với kỹ năng quan sát, kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ và kỹ năng tư duy, những kỹ năng cần thiết của người ứng tuyển.

Nơi làm việc cũng giống như chiến trường vậy, người phỏng vấn thường đặt bẫy trong các câu hỏi phỏng vấn dựa trên tình hình thực tế. Những câu hỏi phỏng vấn này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng thực chất lại không hề đơn giản như nhìn bề ngoài, dù chỉ là một câu hỏi toán học, nhưng đúng hơn, dưới bề mặt của câu hỏi phỏng vấn toán học này ẩn chứa óc quan sát, sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và năng lực ngôn ngữ mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ở ứng viên của mình.

 

 

Theo Như Nguyễn

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024