Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/01/2021 14:01 # 1
binhthuong
Cấp độ: 9 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 47/90 (52%)
Kĩ năng: 13/30 (43%)
Ngày gia nhập: 03/02/2012
Bài gởi: 407
Được cảm ơn: 43
Hướng dẫn tạo báo động khi máy tính bị quá tải RAM hay CPU



RAM và CPU luôn là mối lo ngại của người dùng Windows có máy cấu hình yếu. Thông thường bạn sẽ không biết khi nào RAM và CPU đến mức nguy hiểm, chỉ biết khi máy bị chạy chậm hoặc bị đơ mà thôi. Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn tool nhỏ khá hay, giúp phát âm thanh khi máy tính bị quá tải.

HƯỚNG DẪN TẠO BÁO ĐỘNG ĐỎ KHI VƯỢT QUÁ RAM VÀ CPU

Bước 1: Hãy tải công cụ CPU Monitor and Alert ở link dưới.


Bước 2: Sau khi tải xong, hãy click vào file cpu_alert_v4.5.exe để bắt đầu cài đặt.

Bước 3: Một cửa sổ cài đặt của ứng dụng sẽ hiện lên, bạn bấm Next để tiến hành cài đặt.

  • Lưu ý: Nên tắt các cửa sổ đang mở trước khi cài đặt.

Bước 4: Mở phần mềm, sau đó click File > Setup
 


Bước 5: Mặc định, ứng dụng sẽ tự thiết lập báo động mỗi khi CPU và RAM vượt quá ngưỡng 85%. Bạn có thể tự thiết lập mức báo động khác cho 2 phần cứng này tại dòng:

  • CPU warning threshold (%): mức báo động CPU khi vượt quá ngưỡng.
  • Memory warning threshold (%): mức báo động RAM khi vượt quá ngưỡng.


Bước 6: Mặc định công cụ sẽ tự quét CPU và RAM sau 5s. Tuy nhiên bạn có thể thay số giây ở mục Time interval for monitoring.
 


Bước 7: Sau khi hoàn tất thiết lập, hãy tích chọn Play warning sound every time the usage exceed the threshold limit, sau đó click Save.
 


Đóng hộp thoại Alert Settings. Âm thanh báo động là sẽ là tiếng còi hú. Nếu bạn không thích âm thanh đó, thì hãy click vào biểu tượng 3 chấm ở dòng Sound file name.
 


Bạn chỉ có thể chọn file có đuôi .wav mà thôi. Tuy nhiên trên Internet có khá nhiều công cụ online cho phép chuyển .wav thành .mp3.
 


Nhấn nút Start (màu đỏ) để bắt đầu áp dụng vào PC, hoặc Stop (màu xanh) nếu bạn muốn dừng công cụ này. Chúc bạn thành công!

 

 

 

 

Bài viết




Đừng từ chối nếu bạn vẫn còn cái để cho.


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024